Average Directional Index – ADX và Ichimoku Kinko Hyo

Hôm nay, Đầu Tư Tài Chính AZ sẽ giới thiệu tới các bạn 2 công cụ chỉ báo rất hữu ích nữa. Đó chính là Average Directional Index – ADX và Ichimoku Kinko Hyo. Những chỉ báo này là gì và được sử dụng ra sao hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Average Directional Index – ADX

ADX là một công cụ chỉ báo giao động khác, như Stochastic hay RSI. Nó biến động với mức độ từ 0 đến 100. Với việc giảm xuống dưới 20 thì cảnh báo rằng xu hướng yếu và vượt lên trên 50 thì cảnh báo xu hướng mạnh.
Không giống như Stochastic, ADX không xác định rằng xu hướng hiện tại là tăng hay giảm. Nó chỉ đo sức mạnh của xu hướng đó. Bởi vì vậy, ADX thường được sử dụng nhằm xác định thị trường đi ngang hoặc đã bắt đầu một xu hướng mới.

Xem ví dụ bên dưới:

Trong ví dụ trên, có thể thấy ban đầu ADX nằm dưới 20 vào cuối tháng 9 và cho đến đầu tháng 10, cùng với việc EURCHF cũng đi ngang trong thời gian đó. Bắt đầu tháng 1, ADX bắt đầu vượt qua 50, báo hiệu rằng một xu hướng mạnh có thể hình thành. Bạn thấy trên biểu đồ rằng EURCHF đã phá thủng vùng đi ngang và bắt đầu một xu hướng giảm mạnh.
Hãy xem ví dụ tiếp theo:

Giống như ví dụ trước, ADX nằm dưới vùng 20 một thời gian. Thời điểm đó, EURCHF cũng đang đi ngang. Sau khi ADX tăng qua 50 thì EURCHF cũng phá đỉnh và tạo xu hướng tăng mạnh.
Một vấn đề với ADX là nó không báo cho bạn biết nên mua hay nên bán và chỉ báo rằng liệu có nên nhảy vào xu hướng hiện tại hay không mà thôi.
Một khi ADX bắt đầu giảm xuống dưới 50 có nghĩa là xu hướng hiện tại đang yếu đi. Và đây là thời điểm cần thiết để bạn khóa lợi nhuận.

Cách giao dịch với ADX

Một cách giao dịch sử dụng ADX là đợi cho việc phá đỉnh hoặc đáy xảy ra trước rồi mới quyết định mua hoặc bán. ADX có thể dùng để xác định liệu giá có đi tiếp theo hướng đã chọn hay không.
Cách khác là kết hợp ADX với một công cụ chỉ báo khác. thường là loại có thể xác định liệu giá đi lên hay đi xuống.
ADX cũng có thể dùng để xác định khi nào có thể đóng lệnh sớm
Khi ADX bắt đầu giảm xuống dưới 50 thì đó là dấu hiệu về xu hướng hiện tại đang yếu đi, dẫn đến việc giá có thể đi ngang. Vì vậy bạn nên chốt lời hoặc khóa lợi nhuận.

Ichimoku Kinko Hyo

Ichimoku Kinko Hyo – gọi tắt là Ichimoku hay IKM – là một công cụ để đo sức mạnh tương lai của giá và xác định những vùng hỗ trợ và kháng cự sắp tới. Đây là một công cụ chỉ báo 3 trong 1. Công cụ này thường dùng cho các cặp tiền có JPY.
Dịch cụm từ Ichimoku Kinko Hyo ra có nghĩa là: Ichimoku là “cái nhìn thoáng qua”, Kinko là “cân bằng”, Hyo là “biểu đồ”. Nguyên cụm từ có nghĩa “một cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của biểu đồ”
Xem ví dụ bên dưới

Có thể thấy một biểu đồ với rất nhiều đường bên trên. Hãy xem giải thích về các đường nhé:
Kijun Sen (đường màu xanh da trời): gọi là đường xu hướng. Được tính toán bằng mức trung bình cao nhất và thấp nhất trong 26 kỳ trước
Tenkan Sen (đường màu đỏ): gọi là đường tín hiệu. Được tính bằng trung bình mức cao nhất và thấp nhất trong 9 kỳ trước
Chikou Span (đường màu xanh lá): gọi là đường trễ. Nó chính là đường giá hiện tại được làm trễ đi 26 kỳ
Senkou Span (đường màu cam): Đường Senkou đầu tiên được tính bằng mức trung bình của Tenkan và Kijun và làm nhanh 26 kỳ. Đường Senkou thứ 2 được tính toán bằng cách lấy mức trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 52 kỳ và làm nhanh 26 kỳ. Hai đường Senkou này tạo thành 1 vùng ở giữa gọi là Kumo – Đám mây.

Không cần phải nhớ công thức tính toán của các đường mà chỉ cần tìm hiểu về tính năng của các đường này là đủ

Cách giao dịch sử dụng IKM

Trước tiên hãy nhìn đám mây Kumo
Nếu giá nằm trên Kumo thì Kumo sẽ đóng vai trò là hỗ trợ cho giá, với đường nằm trên là hỗ trợ 1 và đường nằm dưới là hỗ trợ 2. Lúc này xu hướng là tăng
Nếu giá nằm dưới Kumo thì Kumo sẽ đóng vai trò là kháng cự cho giá, với đường nằm trên là kháng cự 1 và đường nằm dưới là kháng cự 2. Lúc này xu hướng là giảm
Nếu giá nằm trong Kumo thì 2 đường Senkou sẽ đóng vai trò “nhốt” giá bên trong. Đường bên trên là kháng cự còn đường bên dưới là hỗ trợ. Lúc này xu hướng là đi ngang
Đường Kijun là đường chỉ xu hướng. Nếu giá vượt lên trên Kijun thì khả năng có thể tăng tiếp. Ngược lại, nếu giá nằm dưới Kijun, khả năng là giá giảm tiếp
Đường Tenkan là đường tín hiệu. Nếu Tenkan cắt lên Kijun đó là tín hiệu mua, ngược lại, Tenkan cắt xuống Kijun là tín hiệu bán.
Về Chikou, nếu Chikou cắt lên giá thì đó là tín hiệu mua, cắt xuống giá là tín hiệu bán
Hãy xem lại biểu đồ 1 lần nữa:

Bây giờ có thể bạn đã hiểu các đường rõ hơn về IKM rồi đúng không.

Bạn muốn giao dịch hãy lựa chọn Exness – Nơi cung cấp các dịch vụ giao dịch tốt nhất trên thị trường

Để cập nhật thêm nhiều kiến thức về chứng khoán, hãy cùng theo dõi thêm nhiều bài viết mới qua các kênh sau:

Telegram: https://t.me/dautuazholder
Facebook: https://www.facebook.com/daututaichinhazz
Facebook: https://www.facebook.com/bimattrader
Website: https://daututaichinhaz.com/
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/dautaichinhaz
Twitter: https://twitter.com/daututaichinhaz

 

Comments (No)

Leave a Reply