Hệ sinh thái Avalanche (AVAX) và cơ hội kiếm tiền

 

Với sự phổ biến ngày càng tăng của tiền điện tử và blockchain, ngày càng có nhiều hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng và hệ thống được phát triển để tìm ra những ngóc ngách của riêng chúng trong vũ trụ tiền điện tử. Chúng ta đã nghe nói về những cái tên như Ethereum, Cardano, Polkadot và Solana. Hôm nay, hãy nói về một nền tảng khác, một nền tảng được gọi là Avalanche.

Dựa trên whitepaper của họ, Avalanche là một nền tảng blockchain hiệu suất cao, có thể mở rộng, có thể tùy chỉnh và an toàn. Nó nhắm mục tiêu ba trường hợp sử dụng rộng rãi, đó là:

Xây dựng các blockchains dành riêng cho ứng dụng, mở rộng các triển khai được phép (riêng tư) và không được phép (công khai).

Xây dựng và khởi chạy các ứng dụng phi tập trung và có khả năng mở rộng cao (Dapps).

Xây dựng tài sản kỹ thuật số phức tạp tùy ý với các quy tắc tùy chỉnh, giao ước và người lái xe (tài sản thông minh).

avalanche-la-gi

Avalanche là gì?

Tóm lại, Avalanche, còn được gọi là AVA, là một nền tảng mở, có thể lập trình cho các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi). Nói tóm lại, nó muốn trở thành một nền tảng bảo trợ cho các loại ứng dụng DeFi, cũng như hy vọng sẽ soán ngôi Ethereum với tư cách là nền tảng hợp đồng thông minh được sử dụng rộng rãi nhất. Avalanche có thông lượng giao dịch cao là 4,500 giao dịch mỗi giây (TPS), đây là yếu tố chính khiến nó tuyên bố đạt được khả năng mở rộng cao hơn Ethereum.

Được ra mắt vào năm 2020 bởi Ava Labs (người cũng đã khởi chạy “thị trường chứng khoán tài trợ tranh tụng”, Ryval), Avalanche sử dụng giao thức bằng chứng cổ phần được tối ưu hóa bởi DAG được gọi là Giao thức đồng thuận Avalanche, là một dòng giao thức đồng thuận hoàn toàn mới. Được đề xuất trong một báo cáo chính thức có tên là Đồng thuận BFT có khả năng mở rộng và không có xác suất thông qua khả năng di chuyển, phương pháp đồng thuận này, theo một tài liệu của Ava Labs, có thể mở rộng, mạnh mẽ và phân cấp.

Avalanche tự gọi mình là một mạng lưới các mạng. Về cơ bản, điều đó có nghĩa là nó không phải là một chuỗi chạy một loại khối duy nhất. Nó chứa nhiều mạng con, mỗi mạng chạy một hoặc nhiều chuỗi không đồng nhất.

Về mặt kỹ thuật, mạng Avalanche bao gồm 3 blockchains.

3-chain-cua-avalanche

Thứ nhất, chuỗi trao đổi hoặc chuỗi X lưu trữ mã thông báo gốc của Avalanche, AVAX (mà chúng ta sẽ nói thêm một chút) cũng như các tài sản kỹ thuật số khác. Thứ hai được gọi là Chuỗi nền tảng hoặc chuỗi P, là chuỗi siêu dữ liệu trên Avalanche và điều phối các trình xác thực, theo dõi các mạng con đang hoạt động và cho phép tạo các mạng con mới. P-Chain thực hiện giao thức đồng thuận Snowman. Chuỗi khối thứ ba và cuối cùng là Chuỗi hợp đồng hoặc Chuỗi C, cho phép tạo các hợp đồng thông minh bằng cách sử dụng API của C-Chain. Tất cả điều này kết hợp với nhau để cho phép các DApp chạy giống như cách chúng làm trên Ethereum, nhưng nhanh hơn và ít chi phí hơn.

Avalanche hỗ trợ rất nhiều ứng dụng, tích hợp và công cụ phi tập trung. Trong số này có Avado, Avalanche Explorer, nền tảng phát hành và tuân thủ cho các mã thông báo bảo mật được gọi là Securifying và trao đổi phi tập trung cho NFT được xây dựng bởi công ty đầu tư Polyient Games tập trung vào NFT. Với những dự án tuyệt vời này và các bản cập nhật thú vị hơn trong quá trình phát triển như Nâng cấp Apricot, Avalanche đang trên con đường đạt được những điều tuyệt vời.

Toàn cảnh hệ sinh thái Avalanche

  •    Paraswap – một DEX Aggregator sẽ triển khai trên Avalanche và sẽ được phân bổ một phần Fund từ chương trình Avalanche Rush.
  •     OpeanOcean – DEX Aggregator kết hợp thanh khoản giữa cả các sàn DEX và sàn CEX, tích hợp Avalanche.
  •     Pangolin sẽ là cái tên tiếp theo nhận được Incentives từ chương trình Avalanche Rush (số vốn được phân bổ lên tới $2M).
  •     TraderJoe đã gọi vốn thành công $5M từ nhiều quỹ đầu tư uy tín trên thị trường. Một số cái tên quen thuộc có thể kể đến như Three Arrows Capital, Mechanism Capital, Coin98 Ventures, …
TraderJoe raised thành công $5M từ nhiều VCs uy tín

TraderJoe raised thành công $5M từ nhiều VCs uy tín

Những con số ấn tượng trong hệ sinh thái Avalanche

  •     Tổng giá trị đến với hệ sinh thái qua Avalanche Bridge đạt $1.4B (giảm nhẹ khoảng 6% so với tuần trước), tuy nhiên sự sụt giảm phần lớn là do nhiều token giảm giá trong đợt điều chỉnh của BTC.
  •     BenQi duy trì vị trí là Dapps đứng đầu về TVL trong hệ sinh thái. Tại thời điểm viết bài, giá trị các token deposit vào nền tảng Lending này đã lên tới $1.8B.
  •     TVL hệ sinh thái vào ngày 06/09/2021 đã đạt $3.1B (thông tin chi tiết anh em có thể tham khảo tại đây).
  •     Lượng Fee Burned trong tháng 8/2021 tăng vọt (tăng trưởng 82% so với tháng 5/2021) dưới tác động của chương trình Avalanche Rush.
Lượng AVAX được burned từ Fee break ATH

Lượng AVAX được burned từ Fee break ATH trong tháng 8/2021

Các dự án mới

  •     Synapse Protocol (trước đây là Nerve Finance): Nền tảng cross-chain swap tích hợp thêm Avalanche.
  •     Zabu Finance: Yield Farming Aggregator.
  •     StormSwap: Yield Farming Aggregator.
  •     Starter: IDO Platform triển khai Multi-chain trong đó có Avalanche.

Phân tích từng mảnh ghép trong hệ sinh thái Avalanche

Bridge

Trong mảnh ghép Bridge, có thể thấy dù Avalanche Bridge đã khá hiệu quả khi có lượng Fee hợp lý cũng như tốc độ chuyển được cải thiện rất nhiều. Nhưng mảnh ghép này vẫn đang được đội ngũ phát triển chú trọng.

Một trong những điểm nhấn tuần qua đó là việc hợp tác với Wanchain.

wanchain-avalanche-intergration-cross-chain

Avalanche hợp tác Wanchain phát triển Cross-chain

Wanchain là một nền tảng Cross-chain Bridge hỗ trợ nhiều Blockchain khác nhau có thể kể đến như Bitcoin, Ethereum, Wanchain, EOS, BSC,…

Một Bridge khá quan trọng khác đó chính là việc Binance triển khai nạp rút C-chain cho Avalanche.

binance-c-chain-integration

Binance là một trong những sàn CEX có lượng users lớn nhất hiện nay. Việc tích hợp này sẽ khiến dòng tiền luân chuyển tốt hơn trong hệ sinh thái Avalanche.

Ngoài ra, các giải pháp Cross-chain Swap cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc mang thanh khoản đến với hệ sinh thái, một số dự án nổi bật có thể kể đến:

  •     Hurricaneswap: Một trong những IDO sắp tới trên Avalaunch.
  •     Synapse Protocol: Nền tảng Cross-chain Swap mới tích hợp Avalanche mà mình đã đề cập phía trên.

AMM

Tuần vừa qua là “tuần của AMM” khi các dự án thuộc mảnh ghép này nhận được sự quan tâm từ đội ngũ phát triển cũng như các VCs:

  •     TraderJoe huy động được $5M.
  •     Hurricaneswap huy động được $2M từ nhiều VCs trong đó có AVATAR (quỹ đầu tư với quy mô $20M dành riêng cho việc đầu tư các dự án trong hệ sinh thái Avalanche), LD Capital, Spark Digital Capital, …
hurricaneswap-raised-2m

Hurricaneswap huy động thành công $2M hứa hẹn sẽ là một dự án đáng chú ý

  •    Pangolin được Avalanche phân bổ $2M từ chương trình Avalanche Rush để thu hút thêm thanh khoản.

Hiện tại trong hệ sinh thái chưa có một Cross-chain AMM nào thực sự nổi bật, dó đó Hurrincaneswap có thể là một sự lựa chọn đầu tư tốt trong thời gian tới.

Xét trên số liệu về 2 AMM hàng đầu trong hệ, thì TraderJoe vẫn có Performance tốt hơn Pangolin.

Về TVL, hiện tại TVL của TraderJoe đang đạt khoảng $450M, trong khi Pangolin chỉ đạt $185M.

joe-stayed-steady-compared-pangolin

Nguồn: Markr.io

Tuy nhiên, trong thời gian tới Pangolin lại có lợi thế hơn TraderJoe ở việc nhận được $2M từ Avalanche Rush. Liệu lượng Fund phân bổ này có khiến Pangolin quay trở lại cuộc đua AMM với TraderJoe?

Nếu xét trên khối lượng giao dịch thì Pangolin cũng tỏ ra “đuối sức” hơn.

traderjoe-volume-748m

Volume giao dịch của TraderJoe

Volume giao dịch của TraderJoe từ đầu 1/9/2021 đến 7/9/2021 đạt tổng $738.7M.

pangolin-vol-454m

Volume giao dịch của Pangolin

Trong khi đó, Pangolin chỉ đạt $454.8M. So sánh trên Marketcap khá tương đồng của 2 AMM này thì có thể thấy JOE đang nhỉnh hơn hẳn Pangolin.

IDO Platform

Theo góc nhìn cá nhân của mình thì đây sẽ là mảnh ghép khá quan trọng để hệ sinh thái Avalanche giữ lại dòng tiền trong thời gian sắp tới dựa trên các lý do:

  •     Lượng Liquidity hiện tại trong hệ cũng khá lớn, Avalanche cũng đang là cái tên gây chú ý trên thị trường Crypto hiện tại.
  •     Binance tích hợp nạp rút C-chain.
  •     AMM hiện tại cũng khá phát triển, kết hợp với các Aggregator lớn sắp tới sẽ khiến việc mua bán hoặc Listing IDO trở nên thuận lợi hơn, các Trader cũng sẽ ít bị trượt giá hơn.
  •     Ngoài ra, lượng Fee hiện tại trên Avalanche đang khá cao, do đó phát triển các nền tảng Trading trên C-chain mình thấy chưa thích hợp (các mảnh ghép như Gaming cũng tương tự), trừ khi các nền tảng đó xây dựng được Chain riêng dựa trên kiến trúc Internet of Blockchain của Avalanche.

Do đó, việc phát triển IDO với mức ROI ấn tượng có thể sẽ là nhân tố tiếp theo để giữ dòng tiền ở trong hệ sinh thái, trong khi chờ đợi các cơ sở hạ tầng như việc giảm Fee trên C-chain hoặc các Subnets được triển khai chính thức.

Ngoài ra, việc IDO và Listing các dự án sẽ làm Volume giao dịch trên các AMM gia tăng, kéo theo đó là các Yield Aggregator cũng sẽ được hưởng lợi.

Các thông tin về các dự án Launchpad đáng chú ý trong tuần có thể kể đến:

  •     Avalaunch: IDO đầu tiên trên Avalaunch là YAY Games đã thông báo nâng tổng allocation lên $400,000 (từ $250,000 ban đầu). Động thái này là một dấu hiệu cho thấy Avalaunch đang rất muốn IDO đầu tiên của mình diễn ra thành công.
  •     Stater tích hợp Avalanche: Bổ sung thêm một dự án nữa trong mảnh ghép Launchpad.
  •     Avaware: Thông báo sẽ triển khai Launchpad thông qua hình thức IFO

NFT

Nảnh ghép NFT tuần vừa qua có một số thông tin đáng chú ý sau:

  •     Bộ sưu tập Avax Apes đã bán hết 10,000 NFTs trong 13 phút.
  •     YetiSwap có dấu hiệu chuyển hướng tập trung vào mảng NFT Marketplace khi cơ hội tăng trưởng trong mảng AMM giảm dần.
  •     GrapeSwap triển khai “Play to Earn” NFT game Grapenopoly.
  •     PolyientX một nền tảng NFT farming và marketplace sẽ triển khai trên Avalanche trong thời gian tới.

Ngoài IDO Platform, thì NFT cũng có thể là một trong những yếu tố mới khiến dòng tiền ở lại trong hệ Avalanche. Tuy nhiên, mình không nghĩ mảng này sẽ gây nên ảnh hưởng lớn đối với Avalanche như trên các hệ sinh thái Ethereum hoặc Solana.

Kiếm tiền bằng cách đầu tư Token trong hệ AVAX

Tham gia IDO

Trong thời gian gần sắp tới mình chưa thấy có dự án nào nổi bật trong hệ sinh thái thông báo triển khai IDO. Tuy nhiên có một dự án khả năng sắp tới sẽ triển khai IDO, hứa hẹn sẽ là cơ hội rất tiềm năng đó là Avalaunch. Do đây là một mảnh ghép rất quan trọng là bệ phóng cho các dự án trên hệ sinh thái Avalanche nên anh em hãy theo dõi dự án qua các kênh Twitter và Medium.

Đầu tư vào các mảnh ghép đang lên trong hệ Avalanche

Đây là cách phổ biến và dễ dàng nhất cho mọi người. Việc cần làm chỉ là mua token, sau đó chờ lên giá cao rồi bán kiếm lợi nhuận.

Tuy nhiên với cách này, anh em cần phải phân tích và so sánh các mảnh ghép trong hệ sinh thái AVAX với nhau cũng như với dự án tương tự trên hệ sinh thái khác.

Hiện tại, các mảnh ghép ở trên Avalanche chưa quá nhiều và chỉ là các mảnh ghép trên Layer nền tảng nhất của hệ sinh thái như AMM hay Lending. Mình sẽ điểm qua một vài cơ hội đầu tư cho anh em:

  •     AVAX: Như mình theo dõi, khi một hệ sinh thái nào đó chuẩn bị tăng tốc thì dấu hiệu đầu tiên chính là sự tăng giá của Blockchain Token. Anh em có thể thấy trong thời gian vừa qua, AVAX đã tích hợp lên tới hơn 100 dự án trên mảng Infrastructure. Cùng với sự ra đời của nền tảng Launchpad Avalaunch đều là dấu hiệu cho thấy AVAX đã build một nền tảng khá vững chắc và chuẩn bị bùng nổ.
  •     Pangolin (PNG): Là AMM lớn nhất trong hệ sinh thái Avalanche, sở hữu lượng TVL lên 226 triệu USD, chiếm tới 80% – 90% tổng TVL của toàn bộ các AMM trên AVAX. Một điểm nữa khiến PNG hấp dẫn đối với mình đó là các dự án IDO trên Avalaunch sẽ được list trên Pangolin. Điều này sẽ khiến Pangolin thu hút nhiều thanh khoản hơn và trở thành Core AMM trong hệ sinh thái.
  •     BenQi (QI): Là mảnh ghép về Lending and Borrowing đầu tiên trong hệ sinh thái. BenQui nhận được sự đầu tư từ chính Ava Labs. Do đó có thể thấy, QI trong tương lai sẽ đóng vai trò như Compound trên AVAX. Hiện tại, vòng Community Sale của BenQi đã kết thúc, tuy nhiên anh em có thể nghiên cứu để tìm điểm vào hợp lý với BenQi do đây là một mảnh ghép cực kỳ quan trọng đối với hệ sinh thái.
  •     Avalaunch (XAVA): Như các nền tảng IDO trên các hệ sinh thái khác, khi tham gia IDO trên Avalaunch anh em sẽ phải hold XAVA. Vì hiện tại các mảnh ghép trong hệ sinh thái chưa đầy đủ nên trong thời gian sắp tới khả năng sẽ có khá nhiều IDO được triển khai trên nền tảng này. Ngoài ra, Token XAVA cũng chưa được bán, anh em hãy theo dõi kỹ dự án qua kênh twitter để không miss cơ hội kiếm tiền hấp dẫn này.

Kiếm tiền từ Testnet và Airdrop

Đây là một mảng mới nổi trong thời gian gần đây, khi người dùng bắt đầu chú ý đến dùng thử các sản phẩm DeFi bởi những Airdrop trị giá cực lớn lên đến vài nghìn đô chỉ với vài thao tác đơn giản.

Hiện tại, mình chưa thấy cơ hội tham gia Testnet nào trên hệ AVAX, mình sẽ cập nhật cho anh em sớm nhất có thể.

Kiếm tiền bằng cách tham gia trực tiếp sử dụng Dapp

Khác với Testnet, phần cuối của mục này sẽ là dùng tiền thật và dùng sản phẩm. Cụ thể, anh em sẽ tham gia Staking và Farming.

Do đây là các hoạt động phức tạp hơn so với đầu tư Token hay tham gia Testnet nên anh em cần phải hiểu rõ những rủi ro khi tham gia như Impermanent loss hay rủi ro từ Smart Contract.

        Làm thế nào farming và chơi DeFi an toàn, tránh bị hack ví?

Các nền tảng cho phép anh em Staking trên hệ AVAX hiện tại gồm AMM và một số nền tảng Yield Aggregator. Ở đây mình sẽ chia theo nền tảng để anh em dễ nắm:

Pangolin:

  •     Anh em có thể kiếm thêm lợi nhuận với việc cung cấp thanh khoản cho Pangolin và nhận lại phí giao dịch. Hiện tại Pangolin sở hữu lượng TVL lên tới 230 triệu USD và hỗ trợ Add Liquidity cho 100 cặp giao dịch.
  •     Một số cặp giao dịch có lượng thanh khoản cũng như mức APY khá tốt anh em có thể tham khảo như cặp WAVAX – DAI (20%) và WAVAX – USDT (28.33%).

YIeld Yak và Snowball: Đây là các nền tảng Yield Aggregator trên hệ AVAX, anh em có thể hiểu đơn giản là Yearn Finance ở trên Avalanche.

  •     Một số Pool Farm có lượng thanh khoản cũng như APY cao nhất trên Yield Yak là Pangolin AVAX – PNG có mức APY lên tới 266%. Ngoài ra, Yield Yak cũng chưa ra Token biết đâu khi tham gia Farm, anh em lại nhận được màn Airdrop hậu hĩnh từ dự án.
  •     Snowball ngoài các tính năng về Yield như Yield Yak thì còn tích hợp thêm các Vault về Stablecoin (Tương tự như Curve Finance). Anh em e ngại rủ ro về Impermanent Loss có thể tham gia cung cấp thanh khoản cho các Pool Stable coin này, mức APR hiện tại vẫn đang khá hấp dẫn dao động từ 28% – 35%.
  •     Ngoài ra, trong Roadmap của Snowball, dự án cũng đề cập tới việc sẽ tặng NFT cho người dùng của mình.

Tổng kết

Tuy hệ sinh thái Avalanche hiện tại đang còn khá thô sơ, tuy nhiên có thể thấy rằng AVAX đang có một tốc độ đi khá nhanh và hoàn toàn có cơ sở để trở thành hệ sinh thái thu hút dòng tiền sắp tới.

Do vậy đây hoàn toàn là một “Đại dương xanh” trong mắt của mình khi có quá nhiều cơ hội để đầu tư. Anh em nghĩ sao về các cơ hội kiếm tiền trên? Liệu anh em sẽ phù hợp với cách nào?

Xem thêm

CÁCH TẠO TÀI KHOẢN BINANCE CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY

TỔNG QUAN HỆ SINH THÁI SOLANA (SOL) ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ CÀNG BỀN VỮNG

HỆ SINH THÁI CỦA NEAR PROTOCOL VÀ CƠ HỘI KIẾM TIỀN

 

Comments (No)

Leave a Reply