Nếu trong giao dịch ngoại hối, lý thuyết Dow là một trong 5 trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển của 5 vị huyền thoại lừng danh của thị trường tài chính, gồm: Elliott, Dow, Merrill, Gann và Wyckoff. Bài viết lần này sẽ là một góc nhìn chi tiết hơn về lý thuyết Dow trong ứng dụng giao dịch tiền điện tử.
Lý thuyết Dow trong Forex hoạt động dựa trên giả thuyết thị trường hoạt động hiệu quả. Trong đó, giá cả phản ánh tất cả mọi thông tin trên thị trường dù cho không phải ai cũng nhận ra điều đó.
Lý thuyết Dow
Ai có thể thao túng xu hướng chính của thị trường?
Cha đẻ của trường phái phân tích kỹ thuật – Charles Dow – cho rằng xu hướng thị trường là thứ bền vững nhất và không ai có thể thay đổi được.
Điều gì là thứ tạo nên xu hướng? Nó xuất phát từ đám đông, từ phản ứng mua và bán của những người tham gia thị trường; dĩ nhiên, không ai có thể thay đổi nó trong ngắn hạn. Khi có hành động thao túng nào xảy ra, nó được xem như lỗi của thị trường và tự động được điều chỉnh trong ngắn hạn.
Đây là một lý thuyết gây tranh cãi trong thời gian dài. Với những ai muốn gia nhập trường phái phân tích kỹ thuật, bạn buộc phải chấp nhận giả thuyết “thị trường hiệu quả”.

Lý thuyết Dow giúp nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường
Giá là công cụ phản ánh mọi thứ
Mọi thứ từ thiên tai, dịch bệnh, bầu cử, hiệp định hợp tác, chiến tranh… đều ảnh hưởng đến giá – dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp.
Xu hướng và giá cả luôn có mối quan hệ mật thiết. Xu hướng được hình thành từ phản ứng của thị trường và chính giá cả, thứ bền vững mà không ai có thể thao túng trong thời gian dài.
Dow không phải là công cụ hoàn hảo tuyệt đối!
Dow chỉ là kim chỉ nam dành cho các nhà đầu tư trong phân tích kỹ thuật, từ đó mà hạn chế những tâm lý cá nhân khi tham gia thị trường. Đây là một lý thuyết mang tính định hướng hơn là hướng dẫn, vì vậy mà kết quả đầu tư của mỗi người không giống nhau mà dựa trên kinh nghiệm và kiến thức.
Lý thuyết này cũng giúp các nhà đầu tư xác định được xu hướng chính của thị trường. Lợi nhuận chủ yếu được sinh ra từng xu hướng phụ là nhiều nên đây không thể coi là công cụ hoàn hảo trong việc sinh lợi nhuận.
Sóng Elliott
Đây là 1 trong 5 trường phái phân tích kỹ thuật được Ralph Nelson Elliott tạo ra và cũng là một trong 5 huyền thoại của thị trường tài chính. Lý thuyết sóng Elliott ra đời để mô tả chu kỳ biến động giá cả trong giới tài chính. Lý thuyết hoạt động dựa trên nguyên tắc “xương sống”, từ đó phân tích rõ các xu hướng biến động dựa trên sự tương đồng giữa giá cả thị trường và tâm lý hành vi người dùng.
Lý thuyết Dow và xu hướng
Thị trường phản ánh tất cả hoạt động
Lý thuyết Dow trong Forex hoạt động dựa trên giả thuyết thị trường hoạt động hiệu quả. Trong đó, giá cả phản ánh tất cả mọi thông tin trên thị trường dù cho không phải ai cũng nhận ra điều đó.
Tồn tại ba xu hướng chính trên thị trường
Các xu hướng chính trên thị trường thường kéo dài hơn một năm. Trong các xu hướng chính này, sẽ tồn tại các xu hướng thứ cấp thường vận động ngược lại với xu hướng chính đó (được ví như đợt pullback). Các xu hướng thứ cấp này chỉ kéo dài từ vài tuần đến khoảng ba tháng. Xu hướng còn lại là các xu hướng nhỏ hơn hai xu hướng trên, kéo dài dưới ba tuần và biến động khá nhiễu loạn.
Xu hướng chính
Hay còn gọi là xu hướng chủ đạo, tồn tại trong thời gian dài từ vài tháng đến vài năm. Xu hướng chính có thể là tăng (bullish) hoặc giảm (bearish). Lý thuyết Dow giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng để đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả, từ đó là chìa khoá giúp các trader giao dịch thành công.
Xu hướng thứ cấp
Đây là xu hướng “con” của xu hướng chính, được hình thành dựa trên xu hướng chính. Không nhất thiết phải đi cùng với xu hướng chính, xu hướng thứ cấp khó đoán hơn và thường dựa trên phân tích sóng Elliott để xác định.
Xu hướng ngắn hạn
Chỉ kéo dài trong vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần, khá phổ biến trong thị trường crypto, Forex nhưng không phổ biến ở thị trường chứng khoán.
Xu hướng chính gồm có 3 giai đoạn nhỏ
Đối với xu hướng tăng, thị trường trải qua ba giai đoạn gồm: tích lũy, tham gia và dư thừa. Còn đối với xu hướng giảm, ba giai đoạn này là phân phối, tham gia và hoảng sợ.
Theo lý thuyết Dow và phân tích kỹ thuật, cơ sở quan trọng quyết định giao dịch chính là xu hướng. Đa phần xu hướng nào cũng trả qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tích luỹ
Khi đó, thị trường như bước vào “nghỉ ngơi” với xu hướng sideway dài hơi. Ở giai đoạn này, nhà đầu tư khó có cơ hội kiếm lời. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ có tâm lý chán nản và rút vốn ra khỏi thị trường. Tổng thể bức tranh, đây lại là giai đoạn tốt để tích lũy, mua vào cho các bước chuyển tiếp theo của thị trường.
Giai đoạn 2: Phát triển
Thị trường bắt đầu có dấu hiệu “phản ứng” lại sau thời gian tích lũy đủ dài. Nhà đầu tư tích cực mua vào, khiến giá đẩy lên cao. Những người ngoài cuộc bị tâm lý đám đông chi phối và nhảy vào thị trường. Đây là giai đoạn lâu nhất của xu hướng.
Giai đoạn 3: Cao trào
Cuối cùng, các nhà đầu tư sẽ bị thôi miên vào sự hấp dẫn của thị trường. Giai đoạn này, nhiều tin tốt được tung ra, giá tăng chóng mặt và mang đến sự thăng hoa, sức mua lại càng lớn hơn.
Tuy nhiên, khía cạnh khác, nhiều nhà đầu tư cũng đã bắt đầu manh nha thao túng giá khi họ tích lũy đủ lớn. Một bộ phận khác có dấu hiệu hoài nghi về đà tăng không nghỉ của thị trường. Một bộ phận quyết định bán dần ra, khiến giá giảm xuống, tâm lý tiêu cực lan toàn thị trường. Xu hướng đảo chiều như một quy luật tất yếu.
Nhóm cung cấp tín hiệu TEAM TCAZ: HOLD SPOT – FUTURE
Sóng Elliott
Sóng Elliott là một trong năm lý thuyết phân tích kỹ thuật được sử dụng để mô tả các chu kỳ biến động của giá cả trên thị trường tài chính. Lý thuyết này được Ralph Nelson Elliott tạo ra – ông cũng là một trong năm huyền thoại đã được đề cập trong phần trước.
Mọi khái niệm, phân tích liên quan đến lý thuyết này mọi người có thể tìm hiểu tại: Sóng Elliott là gì?
Nhìn chung, lý thuyết này sẽ phân tích rõ các xu hướng biến động dựa trên sự tương đồng giữa tâm lý, hành vi của con người và giá cả thị trường. Đó là nguồn nguyên tắc “xương sống” mà lý thuyết này áp dụng.
Mối tương quan giữa sóng Elliott và lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow và sóng Elliott có đặc điểm và tính chất khác nhau do 2 phương pháp này được nghiên cứu và phát triển độc lập; nhưng sóng Elliott cũng chính là sự phát triển và kế thừa từ lý thuyết Dow. Sóng Elliott có thể định lượng và cụ thể hoá các xu hướng biến động dựa vào lý thuyết Dow.
Trong Forex, lý thuyết Dow mô tả một thị trường xu hướng tăng giá gồm 3 giai đoạn, qua đó, lý thuyết sóng Elliott dựa trên mô tả của lý thuyết Dow để bổ sung các đợt điều chỉnh xen kẽ và đưa ra 5 bước sóng với mức độ nhỏ hơn.
So với lý thuyết Dow, sóng Elliott đã bước lên một bậc mới khi có thể tách tất cả các sóng ở các mức độ khác nhau thành các xung hiệu chỉnh bao gồm các sóng nhỏ hơn. Ngoài ra, sóng Elliott không bởi giới hạn bởi xu hướng chính – phụ mà còn khả thi trong nghiên cứu trong một khoảng thời gian dài. Nói một cách dễ hiểu, sóng Elliott mô tả được một cách chi tiết những tính chất phức tạp của biến động thị trường. Nhà đầu tư từ đó mà có kế hoạch cụ thể hơn cho từng giai đoạn.
Tạo tài khoản bybit qua hệ thống của TCAZ bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi tạo tài khoản Nạp 200$ vào tài khoản để nhận 20$ bounous Future phái sinh Tối đa phần thưởng cho tài khoản mới lên tới 1000$ Rất nhiều các ưu đãi cho tài khoản mới. TẠI ĐÂY !
Những hạn chế của lý thuyết Dow
Độ trễ lớn
Trong nguyên lý thứ ba, lý thuyết Dow chia xu hướng chính thành 3 giai đoạn; các nhà đầu tư chỉ mua vào và bán ra ở giai đoạn xu hướng chính tăng và giai đoạn xu hướng chính giảm; nghĩa là nhà đầu tư có thẻ bỏ mất cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận hơn ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của biến động.
Không thể đúng 100%
Lý thuyết Dow chỉ ra những tác nhân ảnh hưởng đến giá cả thị trường như cảm xúc người tham gia, lạm phát, lãi suất. Nhưng nó lại bỏ qua những tác động như thiên tai, khủng bố… chứng tỏ rằng nó không thể lúc nào cũng đúng.
Không áp dụng cho giao dịch trung hạn và ngắn hạn
Lý thuyết Dow thường tốn nhiều thời gian trong phân tích và tìm ra xu hướng chính, bởi nó chú trọng vào xu hướng chính, nhà đầu tư phải đợi đỉnh và đáy được tạo ra rõ ràng. Điều này khá bất lợi trong giao dịch swing, trading day và scalping.
Tổng kết
Bài viết đã điểm qua những ý chính về lý thuyết Dow và ứng dụng của nó. Đương nhiên, đây không phải là công cụ “siêu việt” giúp nhà đầu tư đi trước thời đại. Đầu tư thành công còn dựa vào những nền tảng kiến thức và kinh nghiệm thị trường. Hy vọng những kiến thức này giúp bạn đầu tư tốt hơn.Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Lý thuyết Elliott có bao nhiêu giai đoạn sóng?
Có hai giai đoạn trong sóng Elliott: motive waves (hay còn gọi là impulse waves) và corrective waves (sóng điều chỉnh).
Một đợt sóng Elliott gồm bao nhiêu bước sóng nhỏ?
Một làn sóng Elliott sẽ có chu kỳ gồm 8 bước sóng nhỏ, được chia làm 2 pha khác nhau.
Phương pháp Wyckoff gồm bao nhiêu chu kỳ và quy luật?
Phương pháp PTKT này gồm 4 chu kỳ và 3 quy luật trọng tâm.
Lý thuyết Dow được áp dụng cách đây được khoảng bao nhiêu năm?
Đã trải qua khoảng hơn 100 năm áp dụng, lý thuyết Dow cũng không còn nhiều cơ sở như trước. Song, giá trị cốt lõi mà lý thuyết này để lại vẫn được sử dụng rộng rãi ngày nay.
Tạo tài khoản bybit qua hệ thống của TCAZ bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi tạo tài khoản Nạp 200$ vào tài khoản để nhận 20$ bounous Future phái sinh Tối đa phần thưởng cho tài khoản mới lên tới 1000$ Rất nhiều các ưu đãi cho tài khoản mới. TẠI ĐÂY !
Hệ thống kênh TCAZ TEAM
Fanpage : https://www.facebook.com/daututaichinhazz
– Nhóm FB tài chính để cập nhật kiến thức về đầu tư:
https://www.facebook.com/groups/347884233087903
– Chia sẻ phân tích kèo Hold Spot và Future crypto:
– Thảo luận – trà chanh chia sẻ kiến thức làm giàu, kinh doanh:
Zalo thảo luận về coin thì vào đây
Twitter chia sẻ kiến thức đầu tư:
Comments (No)