Phân kỳ là gì ? Giao dịch với phân kì – kiến thức trading cho nhà đầu tư lướt sóng

Giao dịch với phân kỳ là gì ?

Có cách nào để giao dịch ít rủi ro với việc bán được gần ở đỉnh hoặc mua được gần ở đáy của một xu hướng không?
Có cách nào giúp bạn khi đang có một lệnh mua vào và có thể nhận ra rằng đến thời điểm để thoát lệnh hiệu quả, tránh đảo chiều bất ngờ không?
Có cách nào giúp bạn dù tin tưởng vào sự giảm điểm của thị trường nhưng vẫn tìm được điểm vào lệnh bán ở mức giá tốt hoặc mức giá ít rủi ro không?
Đoán xem. Có một cách. Nó được gọi là Giao dịch với phân kỳ Nhìn chung, phân kỳ có thể được tìm thấy khi so biến động giá với chuyển động của chỉ báo kỹ
thuật. Không cần quan tâm đến chỉ báo bạn dùng là gì. Bạn có thể dùng RSI, MACD, Stoch hay CCI….
Điều tuyệt vời của phân kỳ là bạn có thể dùng nó như 1 chỉ báo nhanh – leading indicator, và sau khi luyện tập, phát hiện ra phân kỳ sẽ không khó lắm
Nếu giao dịch đúng, bạn có thể kiếm được lợi nhuận đều đặn với phân kỳ. Điều tốt nhất về phân kỳ là bạn thường mua được gần đáy hoặc bán được gần đỉnh. Điều đó khiến rủi ro trong giao dịch
của bạn sẽ rất nhỏ so với lợi nhuận kiếm được

Đỉnh cao hơn và Đáy thấp hơn
Chỉ cần nhớ “Đỉnh cao hơn” và “Đáy thấp hơn”

Nếu giá tạo những đỉnh cao hơn thì chỉ báo kỹ thuật cũng sẽ tạo những đỉnh cao hơn. Nếu giá tạo những đáy thấp hơn thì tương tự, chỉ báo kỹ thuật cũng tạo đáy thấp hơn
Nếu không phải như vậy thì có nghĩa giá và chỉ báo kỹ thuật đã bị chệch hướng với nhau. Đó là nguyên nhân của sự Phân kỳ
Giao dịch với phân kỳ là một công cụ tuyệt vời bạn cần có trong đồ nghề giao dịch của mình bởi vì tín hiệu phân kỳ cho thấy rằng sắp có “mùi tiền” và bạn cần chú ý chặt chẽ hơn
Sử dụng phân kỳ để giao dịch sẽ giúp phát hiện xu hướng yếu đi hoặc sự đảo chiều trong động lực. Đôi khi có thể dùng phân kỳ để thấy được xu hướng sẽ đi tiếp
Có 2 loại phân kỳ
1. Phân kỳ bình thường – regular divergence
2. Phân kỳ kín – hidden divergence

Phân kỳ bình thường

Phân kỳ bình thường được dùng để xác định khả năng đảo chiều của một xu hướng Nếu giá tạo các đáy thấp hơn – lower lows (LL) – nhưng chỉ báo kỹ thuật lại tạo đáy cao
hơn – higher lows (HL) thi đó được xem là 1 phân kỳ tăng bình thường – bullish regular divergence Điều này thường xảy ra tại điểm kết thúc của một xu hướng. Sau khi giá tạo đáy thứ 2, nếu chỉ
báo không thể tạo đáy thấp hơn thì khả năng giá có thể tăng trở lại, vì giá và động lượng của nó thường đi chung với nhau
Xem hình bên dưới để thấy rõ hơn về phân kỳ tăng bình thường

 

Nếu giá đang tạo ra đỉnh cao mới – higher high (HH) – nhưng chỉ báo lại tạo ra đỉnh thấp mới – lower high (LH) thì bạn có một phân kỳ giảm bình thường – bearish regular divergence

Phân kỳ loại này thường được thấy trong một xu hướng tăng. Sau khi giá tạo đỉnh cao thứ 2, nếu chỉ báo tạo đỉnh thấp (không giống giá là tạo đỉnh cao), thì bạn có thể dự đoán rằng giá có thể đảo
chiều và giảm điểm lại
Trong hình bên dưới, bạn có thể thấy giá đảo chiều sau khi tạo đỉnh thứ 2

Trong các hình phía trên, có thể thấy phân kỳ bình thường – regular divergence – sử dụng tốt nhất khi dùng để đoán đỉnh và đáy. Bạn có thể tìm thấy các vùng mà giá dừng lại và đảo chiều
Chỉ báo cho chúng ta tín hiệu rằng động lực trong giá bắt đầu thay đổi và ngay cả khi giá tạo đỉnh cao mới (hoặc đáy thấp mới) thì khả năng là sức mạnh này cũng không giữ được

Phân kỳ kín

Phân kỳ không chỉ chỉ ra tín hiệu đảo chiều của một xu hướng, nó còn có thể chỉ ra khả năng đi tiếp của xu hướng đó. Hãy luôn nhớ rằng, xu hướng là bạn, vì vậy, bất cứ khi nào bạn có tín hiệu
rằng giá sẽ đi tiếp thì đó là điều tốt cho bạn
Phân kỳ kín xảy ra khi giá tạo đáy cao hơn (higher low – HL) nhưng chỉ báo lại tạo đáy thấp hơn (lower low – LL)
Điều này có thể thấy khi giá đang ở trong xu hướng tăng. Một khi giá tạo đáy cao hơn, hãy chú ý xem chỉ báo kỹ thuật có làm điều tương tự hay không. Nếu chỉ báo không tạo đáy cao hơn mà tạo đáy thấp hơn thì bạn đã có PHÂN KỲ KÍN rồi đấy

 

Sau cùng, chúng ta đã có Phân kỳ âm kín – bearish hidden divergence. Điều này xảy ra khi giá tạo đỉnh thấp hơn (lower high – LH) nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh cao hơn (higher high – HH). Bạn
có thể thấy điều này trong một xu hướng giảm. Khi bạn nhận thấy phân kỳ âm kín, khả năng là cặp tiền sẽ tiếp tục đi theo hướng giảm tiếp

Tổng hợp lại những thứ bạn đã học về PHÂN KỲ KÍN nhé
Nếu bạn là một người giao dịch theo xu hướng (trend follower), bạn cần dành thời gian cho việc tìm các Phân kỳ kín Nếu bạn có thể nhận thấy nó, nó sẽ giúp bạn đi theo xu hướng một cách sớm hơn
Hãy ghi nhớ, phân kỳ bình thường là tín hiệu về khả năng đảo chiều của giá, trong khi phân kỳ kín là dấy hiệu của việc xu hướng sẽ tiếp diễn

Tham gia cộng đồng chia sẻ kiến thức về đầu tư tài chính tại đây: Tham gia ngay

Chúc cá bạn thành công !

Comments (No)

Leave a Reply