Ripple (XRP) là gì? Tất tần tật những gì bạn cần biết ‎

Ripple (XRP) là gì? Tất tần tật những gì bạn cần biết ‎.Ripple là một dự án này còn lâu đời hơn cả Bitcoin. Trong bài viết hôm nay hãy cùng Daututaichinhaz.com tìm hiểu Ripple là gì, cách thức hoạt động ra sao, nó có gì khác biệt so với BTC và ETH và có đáng để đầu tư hay không nhé.

XRP là gì?

Ripple là tên của một công ty và cũng là một hệ thống thanh toán theo thời gian thực, mạng lưới trao đổi và chuyển tiền tệ.

Ripple được lên ý tưởng lần đầu vào năm 2004 bởi Ryan Fugger, người đã phát triển nguyên mẫu đầu tiên của Ripple như một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung (RipplePay).

Hệ thống này đi vào hoạt động vào năm 2005 với mục tiêu cung cấp các giải pháp thanh toán an toàn trong một mạng lưới toàn cầu.

Năm 2012, Fugger bàn giao dự án cho Jed McCaleb và Chris Larsen, và cùng nhau họ thành lập công ty công nghệ OpenCoin có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Hệ thống Ripple nhằm mục đích giúp người dùng thoát khỏi những thủ tục thanh toán và mạng lưới tài chính truyền thống rườm rà, ví dụ như ngân hàng, PayPal, thẻ tín dụng và các hệ thống tài chính tính phí trao đổi tiền tệ khác.

Về bản chất, hệ thống Ripple là một loại tiền điện tử cho phép kết nối các ngân hàng trên toàn thế giới để tạo điều kiện cho các hệ thống giao dịch và thanh toán xuyên biên giới. Cũng chính vì cách làm của Ripple mà nó đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội trong thế giới tiền điện tử khi cho rằng đây là hệ thống có mục đích hỗ trợ các ngân hàng trong khi phần lớn các loại tiền khác như Bitcoin nhằm loại bỏ các ngân hàng.

XRP có phải là đối thủ cạnh tranh với Bitcoin?

Chắc chắn khi mới tìm hiểu về XRP, nhiều người sẽ thắc mắc liệu XRP có trở thành đối thủ cạnh tranh với Bitcoin không? Câu trả lời ở đây là “không”. Vì hai đồng coin này hoạt động ở hai phương diện hoàn toàn khác nhau.

XRP được thiết kế để phục vụ cho việc chuyển tiền tệ một cách liền mạch, nhanh chóng dù đó là bất kỳ loại tiền tệ của quốc gia nào: USD, Bảng Anh, Euro hay kể cả Bitcoin…

Còn Bitcoin được thiết kế để trở thành phương tiện thanh toán; hướng đến việc trở thành tiền tệ toàn cầu.

Sự khác biệt giữa XRP và Bitcoin

Ripple (XRP) là gì

Đồng XRP là gì?

XRP là mã thông báo được sử dụng để đại diện cho giá trị trên mạng Ripple. Đồng XRP được xây dựng dành riêng cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp để có thể thanh khoản trong các giao dịch xuyên biên giới.

  • Các ngân hàng và các tổ chức tài chính có thể sử dụng mã thông báo XRP để chuyển tiền xuyên quốc gia một cách ngay lập tức.
  • Các nhà cung cấp thanh toán có thể sử dụng XRP để cải thiện tốc độ thanh toán, kết nối đến các thị trường khác và giảm chi phí ngoại hối.
  • Đồng XRP cũng được trao đổi rộng rãi trên các sàn giao dịch tiền điện tử phổ biến hiện nay.

Lịch sử Ripple

Ban đầu là một nền tảng chuyển tiền được gọi là RipplePay, được khởi xướng bởi nhà phát triển phần mềm Ryan Fugger vào năm 2004, Ripple vì nó hoạt động ngày nay là kết quả của một hành trình chuyển đổi và phát triển trong những năm qua. Một số người đã đóng vai trò có ảnh hưởng trên hành trình đó, bao gồm Jed McCaleb, Arthur Britto và David Schwartz. Bộ ba kỹ sư đã chọn nhìn ra bên ngoài Bitcoin để xây dựng giải pháp của riêng họ sau khi Bitcoin ra mắt vào năm 2009. Kết quả – XRP Ledger, đi vào hoạt động vào năm 2012.

McCaleb, người sáng lập sàn giao dịch Mt. Gox hiện không còn tồn tại,rời Ripple vào năm 2014, tiếp tục đồng sáng lập Stellar. Trước đây là CEO của Ripple, Chris Larsen hiện đang giữ vị trí chủ tịch điều hành cho hội đồng quản trị của Ripple. Brad Garlinghouse tiếp quản vị trí CEO của Ripple vào năm 2017, sau khi Larsen tuyên bố quyết định rời khỏi vị trí này vào năm 2016.

Đồng XRP đã đạt mức giá cao đáng kể khoảng 3 đô la mỗi đồng vào đầu năm 2018, tăng đáng kể so với giao dịch dưới mức 0,05 đô la vào đầu năm 2017.

Năm 2019, một khoản tài trợ series C đã thêm 200 triệu đô la cho công ty Ripple cho những nỗ lực của mình.

Vào tháng 12 năm 2020, những bất ổn về quy định đã xuất hiện liên quan đến Ripple. Theo một khiếu nại của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), Ripple đã bán XRP cho các nhà đầu tư ở Hoa Kỳ và công chúng toàn cầu như một phần của việc bán chứng khoán chưa đăng ký thu được hơn 1,3 tỷ đô la.

Vì ngành công nghiệp tiền điện tử là mới so với tài chính truyền thống, tình trạng pháp lý của tài sản tiền điện tử đã nổi lên như một chủ đề thảo luận trong những năm qua. Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) đã bày tỏ quan điểm về Bitcoin và Ethereum là hàng hóa, mặc dù phân loại đã mờ hơn đối với các tài sản kỹ thuật số khác.

Theo phong trào của SEC chống lại Ripple, ủy ban cáo buộc XRP là một chứng khoán, sau đó sẽ thuộc thẩm quyền của SEC. Một kiến nghị được đưa ra từ một nhóm người đã mua XRP, trích dẫn các lập luận cho việc phân loại XRP như một cái gì đó khác hơn là chứng khoán, mặc dù các lỗ hổng tồn tại trong lý do của kiến nghị.

Ripple đã lập luận rằng hành động của SEC diễn ra quá lâu sau khi tạo ra XRP và các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ khác đã cho XRP một phân loại khác với chứng khoán.

Đội ngũ phát triển XRP

doi-ngu-phat-trien-xrp

XRP hay giao thức Ripple được công ty OpenCoin xây dựng và phát triển, trong đó Chris Larsen là CEO và CTO là Jed McCaleb.

  • Chris Larsen: Đồng sáng lập kiêm lãnh đạo công ty tài chính E-LOAN. Đồng sáng lập một số startup trong lĩnh vực dịch vụ tài chính trực tuyến. Ngoài ra, ông còn có biệt danh là nhà đầu tư “Angel”
  • McCaleb: Đồng sáng lập sàn Mt. Gox cùng với một số dự án tiền điện tử khác như Stellar (XLM), eDonkey, Overnet

Ngoài ra, team còn thu hút nhiều nhân tài khác trong ngành, những người cực kỳ am hiểu về tiền điện tử cũng như blockchain.

Lợi ích mà XRP mang đến

  • XRP có thời gian giao dịch thực sự nhanh, một giao dịch hiện chỉ mất khoảng 4 giây để được xử lý
  • XRP có phí giao dịch cực rẻ, tầm 0.00001 USD cho mỗi giao dịch.
  • Ripple hợp tác với hơn 100 ngân hàng bao gồm một số ngân hàng lớn như Bank of America, UBS, Standard Chartered, Barclays, JP Morgan, Santander và American Express.
  • Blockchain của XRP bổ sung thêm tính minh bạch và bảo mật cho các giao dịch bằng cách thêm từng giao dịch vào sổ cái công khai không thể thay đổi.
  • Các giao dịch XRP hoàn toàn ngang hàng.

Ứng dụng của XRP vào thế giới thực

Như đã đề cập trong phần trên, mục tiêu của XRP là trở thành hệ thống thanh toán của thế giới, giúp giải quyết vấn đề thời gian chuyển tiền của các ngân hàng.

Với mua tiêu này, tương lai của XRP gần như phụ thuộc hoàn toàn vào việc các ngân hàng có áp dụng mạng lưới Ripple hay không. May mắn thay, điều này đã diễn ra và ngày càng có nhiều ngân hàng lớn trên thế giới tham gia vào cộng đồng này.

Và khi cộng đồng “ngân hàng” ngày càng mở rộng, giá XRP có thể sẽ tăng lên theo.

Ưu điểm của XRP

  • Không lạm phát: Tất cả các token đều được “đúc” ngay từ đầu và đã tồn tại
  • Càng được nhiều ngân hàng sử dụng, giá trị của XRP càng cao: Nếu một ngày, tất cả các ngân hàng quyết định sử dụng XRP như một loại tiền tệ ngân hàng thống nhất thay vì xử lý các giao dịch tiền tệ (fiat) của từng nước, thì đây sẽ là tin cực tốt cho những holder XRP
  • Ripple là một tổ chức chính thức được nhiều ngân hàng tin tưởng; chứ không phải là một startup Blockchain

Nhược điểm của XRP

  • Mang tính tập trung cao: Vì các đồng coin đã được “đúc” nên các nhà phát triển Ripple có thể quyết định khi nào và bao nhiêu coin sẽ được phát hành, hoặc không phát hành. Vì vậy, về cơ bản giống như đầu tư vào cổ phiếu
  • Là mã nguồn mở nên một khi code bị hacker truy cập thành công, khả năng bị hack sẽ khá cao (dù điều này không hề dễ)

Tỷ giá của đồng XRP

Theo các nhà phát triển mạng dưới Ripple thì sẽ có khoảng 100 tỷ XRP được phát hành. Trong đó một nửa sẽ được công ty nắm giữ, nửa kia sẽ được lưu thông trên thị trường. Ở thời điểm Daututaichinhaz.com viết bài này, giá XRP đang là $0.984. Tổng vốn hóa thị trường hiện tại trên 45 tỷ USD.

Ripple (XRP) là gì

Có nên đầu tư vào XRP?

Với bất kỳ quyết định đầu tư nào, chúng đều chứa đựng cơ hội và rủi ro. Cơ hội càng cao cũng đồng nghĩa là rủi ro cũng sẽ tăng theo. Chính vì thế, Daututaichinhaz.com mong bạn nên nghiên cứu thật kỹ rồi tự đưa ra quyết định; và không nghe theo “lời khuyên đầu tư” từ bất kỳ ai, dù họ có là chuyên gia.

Làm sao để sở hữu XRP?

Do XRP sử dụng thuật toán RPCA nên bạn không thể có được đồng XRP qua việc đào như BTC. Ngoài ra, Ripple cũng không tổ chức các event hay sự kiện airdrop. Nên bạn chỉ có thể sở hữu chúng qua việc mua trên các sàn giao dịch uy tín.

Mua XRP an toàn ở đâu? Cách mua XRP bằng Việt Nam Đồng.

Hiện nay, bạn có thể mua đồng XRP trên hầu như tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử tại Việt nam lẫn quốc tế. Vậy đâu là những sàn an toàn?

Sàn quốc tế uy tín

Bạn có thể mua XRP ở những sàn quốc tế uy tín sau: BinanceHuobiOKEx, Bitfinex, Snapex… Trong đó, Binance và Huobi là hai sàn được sử dụng nhiều nhất vì có phía giao dịch thấp.

CÁCH TẠO TÀI KHOẢN BINANCE NHANH CHÓNG

HƯỚNG DẪN MỞ TÀI KHOẢN HUOBI CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Sàn Việt Nam uy tín

Khi giao dịch trên sàn quốc tế, bạn sẽ gặp khó khăn trong rào cản ngôn ngữ và tiền tệ giao dịch (thường thì sàn quốc tế không hỗ trợ VNĐ). Vậy tại sao bạn không sử dụng sàn giao dịch tại Việt Nam để giải quyết vấn đề trên?

Tại Việt Nam, bạn có thể sử dụng các sàn sau: Remitano, T-REX, Coinhako,… Đây là những sàn đều có hỗ trợ tiếng Việt và Việt Nam Đồng.

Ví lưu trữ an toàn dành cho XRP

Với mực độ phổ biến của XRP hiện nay, bạn có nhiều sự lựa chọn trong việc hold chúng.

Ví nóng

Hoặc có cách gọi khác là hold trực tiếp trên sàn giao dịch. Cách này rất thuận tiện cho những ai thường xuyên giao dịch. Nhưng đối với những holder, đây là một cách lưu trữ khá nguy hiểm và không được khuyến khích

Ví lạnh

Hold trong các ví lạnh như TrustWallet, Ledger Nano S, Trezor, … Đây là cách lưu trữ an toàn nhất hiện nay, thích hợp đối cới các holder

Tham vọng toàn cầu của Ripple

CEO của Ripple ông Chris Larsen cho biết Ripple đang nhanh chóng phân bổ vốn cho các kế hoạch tầm vóc toàn cầu.

Ông Larsen trả lời CNBC

Chúng tôi đang mở rộng các khu vực mà chúng tôi có văn phòng. Ripple muốn mở rộng hơn nữa và phát triển năng lực cho các nhóm mới. Chúng tôi đang gấp rút tuyển thêm nhận sự, đồng thời tăng số lượng lập trình viên để trực tiếp làm việc với các ngân hàng đối tác ngay tại quốc gia của họ. Chỉ có vậy mới đưa ra được những giải pháp tối ưu nhất cho các đối tác của chúng tôi.

Thủ tướng Luxemburg ông Xavier Bettel (trái) đến thăm văn phòng mới mở của Ripple.

Thủ tướng Luxemburg ông Xavier Bettel (trái) đến thăm văn phòng mới mở của Ripple.

Tiếp sau văn phòng mới thành lập tại Luxemburg, địa điểm tiếp theo mà Ripple nhắm đến là Frankfurt (Đức) và Singapore cùng nhiều điểm đến khác.

Ông Larsen cho rằng, một khi các thiết bị kết nối mạng có lượng ngày một lớn trong kỷ nguyên internet, các khoản thanh toán nhỏ xuyên biên giới sẽ đồng loạt tăng theo. Các ngân hàng sẽ cần đến Ripple để giải quyết bài toán của họ.

CEO của Ripple cho biết, họ đang bắt đầu triển khai phương án trợ giúp nhóm khởi nghiệp nhỏ hơn trong cùng lĩnh vực với mục đích phát triển ra toàn cầu.

Ripple thu hút hàng loạt ngân hàng lớn trên thế giới

Trong danh sách đối tác chiến lược của Ripple trước đó đã có những cái tên nặng ký; như: Google, IDG Capital Partners, Anderssen hay AME Cloud Ventures.

Tính đến nay, số vốn được rót của mạng lưới Ripple đã đạt 93 triệu USD, đây là một còn số rất ấn tượng đối với một công ty khởi nghiệp mới thành lập từ năm 2012.

Theo thống kê của trang Coindesk thì số tiền đầu tư vào Ripple đứng thứ 4 trong phân khúc các công ty cung cấp dịch vụ điện toán chuỗi khối và Bitcoin.

Cũng theo tờ tạp trí Forrtune, giá trị của Ripple đã tăng lên hơn 25% sau tuyên bố được rót thêm 55 triệu USD.

Bên cạnh đó, theo con số hiện tại do Ripple cung cấp đã có hơn 300 khách hàng sử dụng RippleNet.

Thành tựu và sản phẩm của Ripple

XRP Ledger (XRPL)

XRP Ledger (XRPL) là tiền thân của Ripple Consensus Ledger (RCL) được Ripple triển khai vào năm 2012.

XRPL hoạt động như một hệ thống kinh tế phân tán. Chúng không chỉ lưu trữ thông tin giao dịch của người dùng mà còn cung cấp các dịch vụ giao dịch cho nhiều cặp tiền tệ.

XRPL như một sổ cái phân tán mã nguồn mở, cho phép thực hiện các giao dịch tài chính theo thời gian thực. Các giao dịch này được bảo đảm và xác minh bởi những người tham gia mạng thông qua cơ chế đồng thuận.

Tuy nhiên, không giống như Bitcoin, XRP Ledger không dựa trên thuật toán đồng thuận Proof of Work. Do đó, chúng không dựa vào quá trình đào để xác minh các giao dịch.

Thay vào đó, mạng đạt được sự đồng thuận thông qua việc sử dụng thuật toán đồng thuận được tùy chỉnh – trước đây được gọi là Thuật toán Đồng thuận Giao thức Ripple (RPCA).

XRPL được quản lý bởi các node xác nhận độc lập liên tục, thực hiện đối chiếu các bản ghi giao dịch. Bất cứ ai cũng có thể thiết lập và chạy một node trình xác nhận Ripple. Không những vậy còn có thể chọn các node tin cậy để làm trình xác nhận hợp lệ.

Tuy nhiên, Ripple khuyên khách hàng nên sử dụng danh sách những node đã được xác định và đáng tin cậy để xác thực giao dịch. Danh sách này được gọi là Unique Node List (UNL).

Ngoài ra, do XRPL như một sổ cái phân tán mã nguồn mở nên bất kỳ ai cũng có thể đóng góp vào mã. Do đó, XRPL có thể tiếp tục làm việc ngay cả khi công ty ngừng hoạt động.

RippleNet

Ngược lại với XRPL, RippleNet là sản phẩm độc quyền của công ty Ripple. Chúng được xây dựng trên nền tảng XRPL.

RippleNet hiện cung cấp 3 sản phẩm chính là: xRapid, xCurrent và xVia. Chúng được thiết kế như một giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính.

xRapid

  • Là một giải pháp thanh khoản theo yêu cầu
  • Sử dụng XRP như một loại tiền tệ kết nối cho các cặp tiền tệ fiat
  • Cho phép thời gian xác nhận nhanh hơn và chi phí thấp hơn so với các phương pháp truyền thống

Lấy một ví dụ đơn giản:

Bạn muốn gửi 100 USD từ Việt Nam cho em bạn ở Anh. Bạn chuyển tiền qua tổ chức tài chính FIN. Để thực hiện giao dịch, FIN sử dụng giải pháp xRapid để tạo kết nối giữa các sàn giao dịch ở cả quốc gia nguồn và quốc gia đích.

Bằng cách này, công ty có thể chuyển đổi 100 USD của bạn thành XRP. Nó giúp cung cấp thanh khoản cần thiết cho việc thanh toán cuối cùng. Chỉ trong vài giây, XRP sẽ được chuyển đổi thành đồng Bảng Anh và em của bạn có thể rút tiền từ sàn giao dịch bên Anh.

xCurrent

  • Là một giải pháp để cung cấp quyết toán tức thời; theo dõi các thanh toán xuyên biên giới giữa các thành viên của RippleNet
  • Không được xây dựng trên XRP Ledger mà xây dựng trên Interledger Protocol (ILP)
  • Không sử dụng XRP

Bốn thành phần cơ bản của xCurrent là:

  1. Messenger: Cung cấp giao tiếp ngang hàng giữa các tổ chức tài chính của RippleNet. Nó được sử dụng để trao đổi thông tin liên quan đến rủi ro, tuân thủ, phí, tỷ giá FX, chi tiết thanh toán và thời gian chuyển tiền dự kiến

  2. Validator (trình xác nhận): Được sử dụng để xác nhận giao dịch thành công hay thất bại. Ngoài ra để phối hợp trong việc chuyển tiền trên Interledger. Các tổ chức tài chính có thể chạy validator của riêng mình hoặc có thể dựa vào validator của bên thứ ba

  3. ILP Ledger: Interledger Protocol được triển khai vào các sổ cái ngân hàng hiện có, tạo ra ILP Ledger. ILP Ledger hoạt động như một sổ cái phụ. Chúng được sử dụng để theo dõi các khoản tín dụng, ghi nợ và thanh khoản giữa các bên giao dịch. Các quỹ sẽ được quyết toán rất nhanh

  4. FX Ticker: Được sử dụng để xác định tỷ giá hối đoái giữa các bên giao dịch. Nó theo dõi trạng thái hiện tại của mỗi ILP Ledger được cấu hình
    Tuy xCurrent được thiết kế chủ yếu cho các loại tiền tệ fiat nhưng nó cũng hỗ trợ các giao dịch tiền điện tử.

xVia

    • Một giao diện chuẩn hóa dựa trên API
    • Cho phép các ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ tài chính tương tác trong một khung duy nhất. Do đó, họ không phải dựa vào nhiều tích hợp mạng thanh toán
    • Cho phép ngân hàng tạo các thanh toán thông qua các đối tác ngân hàng khác được kết nối với RippleNet
    • Cho phép họ gắn hóa đơn hoặc các thông tin khác vào các giao dịch

Đối tác của Ripple

Hiện nay, các tổ chức sau đang hoạt động trong môi trường thử nghiệm (sandbox) của RippleNet.

  1. Currencies Direct
  2. ViAmericas
  3. Mercury FX
  4. Santander
  5. MoneyGram
  6. Cambridge
  7. ZipRemit
  8. WesternUnion
  9. IDT
  10. Cuallix
  11. WestPac
  12. Banca Intesa SanPaolo
  13. Macquarie
  14. Natixis
  15. Nordea
  16. Scotia Bank
  17. National Australia Bank
  18. Bank of Montreal
  19. Barclays
  20. CIBC
  21. Royal Bank of Canada

Một điều đáng chú ý là phần lớn những tổ chức ở trên đã có trạng thái thử nghiệm trong hệ thống từ tháng 10/2016. Điều này cho thấy đã có một quá trình xem xét đánh giá hệ thống Ripple rất kỹ lưỡng. Khi những cái tên ở trên công bố chính thức hợp tác với Ripple sẽ tạo ra một ảnh hưởng lớn đến giá trị thị trường của XRP.

Kết luận

Ripple là đồng tập trung, bị kiểm soát và không có blockchain như hầu hết các đồng tiền điện tử còn lại, thậm chí nó bị chỉ trích vì lý tưởng phục vụ cho ngân hàng và nhiều người không thích điều này. Mặc dù vậy, không phải ngẫu nhiên mà XRP với vốn hóa rất lớn

Sẽ ra sao nếu các ngân hàng quay sang ủng hộ Ripple, sử dụng công nghệ của nó và đồng XRP? Chúng ta không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra khi cuộc chiến của thế giới Crypto với ngành tài chính truyền thống vẫn chỉ mới bắt đầu. Vì vây, không thể có bất kỳ lời khuyên nào cho câu hỏi có nên đầu tư vào Ripple hay không? cũng như các câu hỏi tương tự.

Bạn hãy tự tìm hiểu đánh giá và ra quyết định dựa vào niềm tin mà bạn cho là đúng !!

Chúng tôi hi vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn. Nếu bạn mới tìm hiểu về Token và Coin là gì thì nên tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về lĩnh vực tiền điện tử tại chuyên mục “Kiến thức tiền điện tử”

Đầu Tư Tài Chính AZ. Nơi cung cấp những kiến thức từ kiến thức cơ bản đến nâng cao dành cho người mới tìm hiểu lẫn người đã có kinh nghiệm khi tham gia đầu tư Bitcoin, Ethereum, Ripple, Litecoin, EOS, IOTA,..

  • Tham gia cộng đồng chia sẻ kiến thức về đầu tư tài chính của chúng tôi tại đây: Tham gia ngay !

Bạn chưa đăng kí sàn giao dịch, hãy đăng kí ngay các sàn giao dịch hàng đầu thế giới để mua các Coin  tiềm năng nhé. Một số sàn giao dịch Crypto hàng đầu hiện nay mà bất kì Nhà đầu tư nào cũng nên sở hữu:

Chúc các bạn thành công !

Comments (No)

Leave a Reply