Điểm xoay – Pivot Point là gì và cách tính

Điểm Pivot là chỉ báo phổ biến cho nhà đầu tư chủ yếu phân tích kỹ thuật. Pivot Point có thể đưa ra điểm mua bán cho nhà đầu tư dựa vào các mức hỗ trợ và kháng cự. Vậy điểm xoay – Pivot Point là gì và cách tính của nó như thế nào. Cùng Đầu Tư Tài Chính AZ tìm hiểu nhé !

Điểm xoay – Pivot Point – là gì?

Nhiều người giao dịch sử dụng Pivot Point (PP) – điểm xoay – để giúp nhận diện những mức hỗ trợ và kháng cự. Đơn giản thì PP và các mức hỗ trợ và kháng cự của nó là những vùng mà giá có thể đảo chiều tại đó

Vậy tại sao PP lại hấp dẫn vậy?

Đơn giản vì nó là MỤC TIÊU. Không giống như những chỉ báo kỹ thuật khác đã học, PP là một mức hỗ trợ kháng cự “cứng” chứ không biến động con số theo giá như RSI, Stoch hay MACD

PP có thể được xem đơn giản như các mức Fibonacci với những hỗ trợ và kháng cự mà nhiều người cùng chú ý

Sự khác biệt giữa PP và Fibonacci là Fibonacci sẽ phải đo đạc bằng cách dùng những đỉnh đáy khác nhau trong những điều kiện thị trường khác nhau, còn đối với PP, công thức tính toán là như nhau trong mọi trường hợp

Nhiều người giao dịch chú ý đến các vùng của PP và bạn cũng nên vậy
PP đặc biệt hữu dụng với những người giao dịch ngắn hạn, lướt sóng muốn kiếm lợi nhuận từ những biến động nhỏ của giá. Cũng như những mức hỗ trợ và kháng cự, người giao dịch sử dụng PP để tìm những đợt bật lại hoặc phá vỡ các vùng PP

Đối với những người giao dịch thích giao dịch theo kiểu bật lại, họ sẽ dùng PP để tìm vùng đảo chiều. Họ thấy ở PP những vùng mà họ có thể đặt lệnh mua hoặc bán

Đối với những người giao dịch theo kiểu phá vỡ, họ sẽ xem PP là những vùng chính cần phá vỡ trước khi giá đi mạnh.

Dưới đây là ví dụ của PP trên chart 1H của EURUSD:

Như bạn đã thấy, các mức hỗ trợ và kháng cự nằm ngang được đặt trên biểu đồ. Nó được đánh dấu rõ ràng về các mức hỗ trợ và kháng cự. Hãy xem ý nghĩa
PP là Pivot Point – điểm xoay
S là Support – hỗ trợ
R là Resistance – kháng cự
Tuy nhiên, cũng đừng vội suy nghĩ là “S1 cũng là hỗ trợ” hoặc “R1 cũng là kháng cự”. Chúng tôi sẽ giải thích sau.

Cách tính Điểm xoay – Pivot Point

Trước tiên phải học cách tính toán PP

PP và những mức hỗ trợ, kháng cự của nó được tính toán bằng các giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất của phiên giao dịch trước. Do forex là một thị trường 24 giờ liên tục nên phần lớn các người giao dịch sử dụng thời điểm đóng của phiên New York lúc 5g sáng giờ Việt Nam làm giờ đóng cửa

Cách tính PP là:

Pivot Point (PP) = (Giá cao nhất phiên trước + Giá thấp nhất phiên trước + Giá đóng cửa phiên trước) / 3

Các mức hỗ trợ và kháng cự được tính toán như sau:

Hỗ trợ và kháng cự đầu tiên

Kháng cự 1 (R1) = (2 x PP) – Giá thấp nhất phiên trước
Hỗ trợ 1 (S1) = (2 x PP) – Giá cao nhất phiên trước

Hỗ trợ và kháng cự thứ 2:

Kháng cự 2 (R2) = PP + (giá cao nhất phiên trước – giá thấp nhất phiên trước)
Hỗ trợ 2 (S2) = PP – (giá cao nhất phiên trước – giá thấp nhất phiên trước)

Hỗ trợ và kháng cự thứ 3:

Kháng cự 3 (R3) = Giá cao nhất phiên trước + 2 x (PP – giá thấp nhất phiên trước)
Hỗ trợ 3 (S3) = Giá thấp nhất phiên trước – 2 x (Giá cao nhất phiên trước – PP)

Có một số phần mềm còn bổ sung thêm điểm giữa – mid-point – giữa các mức kháng cự hoặc hỗ trợ. Đây có thể được xem là các mức kháng cự, hỗ trợ nhỏ.

Hầu hết các phần mềm giao dịch đều có công cụ tính sẵn PP cho bạn và bạn chỉ cần kích hoạt và
mọi con số sẽ được tính toán rồi vẽ lên biểu đồ cho bạn

Sàn giao dịch Forex uy tín bạn có thể đăng kí: Sàn giao dịch Exness

Tham gia cộng đồng TCAZ qua các kênh để cùng học hỏi. Chia sẻ kinh nghiệm về đầu tư tài chính:

Telegram: https://t.me/dautuazholder
Facebook: https://www.facebook.com/daututaichinhazz
Facebook: https://www.facebook.com/bimattrader
Website: https://daututaichinhaz.com/
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/dautaichinhaz
Twitter: https://twitter.com/daututaichinhaz

Comments (No)

Leave a Reply