The Merge là gì? Ý nghĩa của The Merge đối với crypto ?

The Merge chắc chắn sẽ là một sự kiện được mong chờ nhất của năm 2022 trong thị trường Crypto, nó đánh dấu một bước phát triển lớn của công nghệ blockchain nói chung và hệ sinh thái Ethereum nói riêng. Theo như thông báo đến từ bên phía đội ngũ phát triển sau khi The Merge được thử nghiệm thành công trên testnet thứ ba và cũng là cuối cùng là Goerli, sự kiện Ethereum Merge đã chính thức được lên lịch cho TTD (Terminal Total Difficulty) thứ 58750000000000000000000. Điều này cũng đồng nghĩa với việc The Merge sẽ chính được mainnet trên Ethereum vào ngày 15 – 16/9. Nhiều người mới vào thị trường sẽ đặt ra câu hỏi, vậy The Merge là  gì? Tại sao nó lại có ảnh hưởng lớn đến như vậy đối với thị trường Crypto? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé

Quick take

  • The Merge được xem là bản nâng cấp quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của Ethereum. Nhiều thử nghiệm đang được tiến hành để đảm bảo cho quá triển chuyển đổi sang Proof of Stake diễn ra một cách an toàn và thành công nhất.
  • Ethereum Merge đã chính thức được lên lịch cho TTD (Terminal Total Difficulty) thứ 58750000000000000000000. Điều này cũng đồng nghĩa với việc The Merge sẽ chính được mainnet trên Ethereum vào ngày 15 – 16/9,
  • Khi đó blockchain Ethereum hiện tại sẽ hoàn toàn hợp nhất với Beacon Chain, điều này sẽ đánh dấu sự kết thúc của cơ chế đồng thuận Proof of Work trên Ethereum và hoàn toàn chuyển sang Proof of Stake
  • Nâng cấp này sẽ là bước tiền đề cho sự phát triển xa hơn nữa trong tương lai của các bản nâng cấp trên Ethereum, bao gồm cả Sharding
  • The Merge sẽ giảm mức năng lượng tiêu thụ của mạng lưới Ethereum xuống đến 99,5%

the-merge-la-gi-y-nghia-cua-the-merge-doi-voi-crypto-o-thoi-diem-hien-tai

Bối cảnh

Vào năm 2013, Vitalik Buterin đã cho ra đời bản Whitepaper định nghĩa những khái niệm đầu tiên về Ethereum – Một Smart Contract và nền tảng ứng dụng phi tập trung thế hệ mới. Ban đầu, Ethereum được ra mắt với cơ chế đồng thuận Proof of Work vào 2015 tương tự như Bitcoin, sau đó tầm nhìn của Ethereum là trở thành một blockchain Proof of Stake với mục đích tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Trong một vài năm đầu, cộng đồng phát triển Ethereum đã hoạt động rất năng nổ để hoàn thiện cơ chế PoS bảo mật và hoạt động hiệu quả với các ý tưởng như “Slasher”, “Casper”,… Đến 2017, sự tập trung của cộng đồng tập trung vào quá trình chuyển đổi, làm thế nào để có thể thay đổi cơ chế đồng thuận của Ethereum trong khi mạng lưới vẫn đang hoạt động

the-merge-la-gi-y-nghia-cua-the-merge-doi-voi-crypto-o-thoi-diem-hien-tai

Giải pháp đề ra là: Beacon Chain. Beacon Chain là một mạng lưới hoạt động hoàn toàn độc lập với cơ chế đồng thuận PoS. Nó hoạt động song song với mạng blockchain Ethereum chính với cơ chế đồng thuận PoW ở thời điểm hiện tại. Bằng việc giữ cho mạng PoS này hoạt động một cách độc lập so với Ethereum, một giải pháp hợp nhất đã được hoàn thiện mà không gây tổn hại đến nền tảng ứng dụng phi tập trung vốn đang hoạt động khá mạnh mẽ ở Ethereum PoW. Đến tháng 12/2020, Beacon Chain chính thức đi vào hoạt động khi một bridge 1 chiều cho phép nhận từ gửi từ Ethereum sang Beacon được kích hoạt. Kể từ thời điểm đó, Beacon Chain đã hoạt động một cách hiệu quả với hàng triệu ETH của hơn 240k validator được gửi trên nó

the-merge-la-gi-y-nghia-cua-the-merge-doi-voi-crypto-o-thoi-diem-hien-tai

Trong khi Beacon Chain cung cấp một giải pháp hiệu quả để chuyển đổi thuật toán đồng thuận của Ethereum nhưng về bản chất vẫn sẽ tồn tại 2 mạng Ethereum hoạt động với 2 cơ chế đồng thuận PoS và PoW cùng một lúc, và dĩ nhiên chúng sẽ không thể cùng tồn tại mãi mãi. Để hoàn toàn chuyển sang PoS, lịch sử của Ethereum trên mạng PoW vẫn sẽ được giữ nguyên khi lớp đồng thuận PoS hợp nhất để thay thế cho PoW, quá trình này được gọi là “The Merge”. Một khi hoàn tất, cơ chế đồng thuận PoW trên Ethereum sẽ bị loại bỏ và quá trình xác thực của tất cả các block trong tương lai sẽ được thực hiện bởi cơ chế PoS. Không có giao dịch được thực hiện nào trong quá trình này bị bỏ sót vì về bản chất, “The Merge” không ảnh hưởng trực tiếp lên dữ liệu trên mạng lưới của Ethereum

the-merge-la-gi-y-nghia-cua-the-merge-doi-voi-crypto-o-thoi-diem-hien-tai

The Merge hoàn toàn không phải một phiên bản mới của Ethereum mà chính xác hơn là một bản nâng cấp về cơ chế đồng thuận vốn được mong đợi từ lâu, đưa Ethereum đi theo đúng tầm nhìn từ ban đầu của nó

The Merge

Định nghĩa

Vậy thì The Merge là gì? Về mặt định nghĩa, The Merge là quá trình hợp nhất giữa Execution Layer của Ethereum, tức là blockchain Ethereum chúng ta vẫn đang dùng hiện nay với PoS Consensus Layer là Beacon Chain. Việc này sẽ giúp loại bỏ nhu cầu khai thác vốn tiêu tốn khá nhiều năng lượng và tài nguyên trong những năm qua và thay vào đó là việc bảo mật mạng lưới bằng cách staking ETH. Một bước phát triển quan trọng trong việc hiện thực hóa tầm nhìn của Ethereum, bảo mật hơn, nhanh hơn và ổn định hơn

the-merge-la-gi-y-nghia-cua-the-merge-doi-voi-crypto-o-thoi-diem-hien-tai

Nói một cách đơn giản, The Merge là một sự kiện nâng cấp lớn của mạng Ethereum khi mà blockchain này sẽ được nâng cấp để sử dụng một cơ chế đồng thuận mới. Sau bản nâng cấp thì mạng Ethereum chính thức chuyển từ Proof-of-Work (PoW) sang cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS). Điều này có nghĩa là các thợ đào ETH sẽ “thất nghiệp” và mạng lưới sẽ hoạt động theo cơ chế PoS, người nắm giữ ETH có thể stake vào trong các validator để tham gia vào quá trình xác nhận các block mới và nhận được reward là ETH

 

the-merge-la-gi-y-nghia-cua-the-merge-doi-voi-crypto-o-thoi-diem-hien-tai

Điều quan trọng phải nhớ là, ban đầu Beacon Chain hoạt động hoàn toàn độc lập và song song với Ethereum Mainnet. Ethereum Merge sẽ diễn ra khi 2 hệ thống này hợp nhất với nhau và PoW sẽ được thay thế vĩnh viễn bởi PoS

Merging

Kể từ khi ra đời vào tháng 7/2015 cho tới thời điểm hiện tại, blockchain Ethereum mà chúng ta vẫn đang sử dụng bao gồm tất cả mọi giao dịch, smart contract, dữ liệu đều được vận hành vào bảo mật bằng cơ chế đồng thuận PoW

Trong suốt chiều dài lịch sử, đội ngũ phát triển Ethereum đã hoạt động nỗ lực cho mục tiêu chuyển mình từ PoW sang PoW. Vào 01/12/2020, Beacon Chain chính thức được tạo ra và kể từ đó hoạt động một cách song song và độc lập với blockchain Ethereum chính. Sau nhiều lần thử nghiệm, Beacon Chain cho thấy tốc độ phát triển và xử lý rất nhanh, sau The Merge, nó sẽ trở thành công cụ đồng thuận đối với dữ liệu của toàn mạng lưới bao gồm cả những giao dịch trên Execution Layer và số dư tài khoản trên các ví

the-merge-la-gi-y-nghia-cua-the-merge-doi-voi-crypto-o-thoi-diem-hien-tai

The Merge là quá trình đại diện cho việc chính thức chuyển sang sử dụng Beacon Chain như một động cơ để tiếp tục tạo ra các block mới. Các thợ đào sẽ không còn có thể sử dụng máy đào để thực hiện khai thác các block như trước được nữa, thay vào đó cơ chế đồng thuận PoS yêu cầu các validator thực hiện nhiệm vụ này chịu trách nhiệm cho quá trình xác thực của tất cả các giao dịch và block mới

Tuy nhiên, lịch sử của Ethereum sẽ không bị mất khi quá trình này diễn ra, The Merge sẽ hợp nhất toàn bộ lịch sử giao dịch của Ethereum PoW cũ kể từ khi ra đời cho đến hiện tại nên về mặt lý thuyết thì tài sản của người dùng sẽ hoàn toàn an toàn

Thời gian diễn ra The Merge

Như mình đã đề cập ở trên, với việc The Merge được thử nghiệm thành công trên testnet thứ ba và cũng là cuối cùng là Goerli, sự kiện Ethereum Merge đã chính thức được lên lịch cho TTD (Terminal Total Difficulty) thứ 58750000000000000000000. Điều này cũng đồng nghĩa với việc The Merge sẽ chính được mainnet trên Ethereum vào ngày 15 – 16/9, tuy nhiên có nhiều yếu tố cần phải được cân nhắc như tỷ lệ hashrate của mạng lưới hay trục trặc về mặt kỹ thuật,….

the-merge-la-gi-y-nghia-cua-the-merge-doi-voi-crypto-o-thoi-diem-hien-tai

Điều này sẽ là dấu chấm hết cho PoW trên Ethereum và bắt đầu cho một kỷ nguyên mới, một Ethereum mới với những kỳ vọng sẽ không còn gặp phải những vấn đề vốn là một bài toán nhức đầu như tắc nghẽn mạng lưới, tốc độ xử lý giao dịch chậm, khả năng mở rộng thấp, một Ethereum nhanh hơn, ổn định hơn và thân thiện với môi trường hơn

Những thay đổi về thuật ngữ

Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe loáng thoáng qua về khái niệm của ETH 1.0, ETH 2.0 gì gì đó, và bây bây giờ lại là Beacon Chain, The Merge,.. vậy những khái niệm đó có ý nghĩa gì?

Thực tế, Ethereum đã trải qua nhiều nhiều sự thay đổi đáng kể trong khoảng thời gian phát triển, đội ngũ phát triển đã thực hiện nhiều sự nâng cấp giao thức để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn cầu về tính bảo mật và độ phân quyền cao. Trong bối cảnh đó, Ethereum 1.0 & Ethereum 2.0 có vẻ không còn phù hợp khi nói đến tầm nhìn phát triển chung của Ethereum. Vấn đề lớn đối với việc xây dựng thương hiệu Ethereum 1.0 & Ethereum 2.0 là nó dễ làm cho những người mới sử dụng Ethereum bối rối khi nhiều người cho rằng đây là 2 blockchain độc lập khác nhau. Nên kể từ cuối 2021, những khái niệm này đã dần được thay đổi và thay vào đó là những thuật ngữ dù có vẻ hơi khó hiểu hơn một chút nhưng lại phù hợp hơn, đó là Execution Layer và Consensus Layer mà mình đã đề cập ở trên, cụ thể:

  • Ethereum 1.0 → Execution layer.
  • Ethereum 2.0 → Consensus layer.
  • Execution layer + Consensus layer = Ethereum.

Đây sẽ phù hợp với cái tên The Merge hơn

the-merge-la-gi-y-nghia-cua-the-merge-doi-voi-crypto-o-thoi-diem-hien-tai

The Merge sẽ diễn ra như thế nào?

Nhằm tăng số lượng validators và xử lý giao dịch bằng PoS, mạng chính Ethereum (vẫn sử dụng PoW) cần hợp nhất với Beacon Chain (hay còn gọi là Consensus Layer).

Quá trình hợp nhất của Execution Layer & Consensus Layer

Ethereum Mainnet (PoW Blockchain)

Đây chính là lớp Execution Layer đã được nói đến ở trên, đồng thời cũng là mạng Ethereum chính mà cả thế giới Defi chúng ta hiện vẫn đang biết đến và sử dụng.

Phần lớn giao dịch cũng như các dự án Defi & NFTs tiếng tăm hiện vẫn đang được xử lý trên mạng blockchain này theo cơ chế đồng thuận PoW.

Ethereum Beacon Blockchain (PoS Blockchain)

Thực tế, các nhà phát triển Ethereum đã triển khai mạng lưới con là Ethereum Beacon Chain sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) từ tháng 12/2020.

Beacon Chain được xây dựng bởi đội ngũ Ethereum và là một chuỗi hoạt động riêng biệt đóng vai trò là một Consensus Layer, chạy song song với chuỗi Ethereum Mainnet.

Tính đến thời điểm hiện tại, mạng Beacon Chain hiện cũng đã gặt hái về những con số tương đối ấn tượng như:

  • 417789 đang Validator hoạt động.
  • 13,369,135 ETH được Stake trên Beacon Chain.
  • Phần thưởng Stake lên đến 4.61%.

Thông số của Beacon Chain cho đến thời điểm hiện tại

Mặc dù vai trò của Beacon Chain dự kiến sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng vai trò chính vẫn sẽ là điều hướng mạng lưới các phân mảnh (Network of shards) đồng thời kiểm soát quá trình staking.

Vì Beacon Chain không thể chạy các hợp đồng thông minh hoặc xử lý tài khoản, việc hợp nhất với Ethereum Mainnet sẽ giúp đưa khả năng này vào hệ sinh thái Proof-of-Stake của Beacon Chain.

Có thể nói một cách ngắn gọn, sự kiện The Merge đánh dấu thời điểm hợp nhất giữa Ethereum Mainnet (Execution Layer) và Ethereum Beacon Chain (Consensus Layer) để tạo ra một Ethereum blockchain duy nhất nơi mà tất cả mọi hoạt động và giao dịch có thể được thực hiện với đồng thuận PoS.

Cụ thể sau The Merge, cấu trúc hoạt động của blockchain Ethereum sẽ có sự kết hợp của 2 layer đã phân tích ở trên như hình dưới đây:

Ethereum trước và sau sự kiện The Merge

Ảnh hưởng của The Merge

Nguồn cung ETH tiếp tục giảm phát

Đầu tiên cần phải làm rõ 2 nguồn cung chính của ETH ở thời điểm hiện tại đến từ:

  • Hơn 90% từ Block Reward (2ETH/block) trên Ethereum Mainnet (13,000 – 13,500 ETH/ ngày)
  • Khoảng 10% đến từ staking reward trên Beacon Chain (khoảng 1,600 ETH/ ngày)

Song song với việc phát hành ra ETH mới thông qua block reward, thì EIP-1559 được thông qua trên Ethereum Mainnet cũng đồng thời thực thi cơ chế đốt base fee (phí tối thiểu để đưa một giao dịch vào block trên mạng Ethereum) với tỉ lệ lên đến 80-85% tổng phí gas của mỗi giao dịch được thực hiện.

Cơ chế đốt base fee nói trên đã góp phần đưa ETH trở thành một tài sản giảm phát với hơn 2.3M ETH được burn tính đến ngày hôm nay.

Lượng được burn ETH cho đến thời điểm hiện tại với EIP-1559

Theo đó trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng hơn 14,000 đến 15,000 ETH mới được sinh ra từ cả 2 layer kể trên với công thức tính tổng lượng cung ETH được tính như sau:

ETH phát hành trên Execution Layer (Ethereum mainnet) + ETH phát hành trên Consensus Layer (Beacon chain) – tổng số ETH base fee được burn.

Khi The Merge hoàn tất, sẽ không còn bất kì block reward trên execution layer và chỉ còn mỗi ETH được phát hành để trả thưởng cho quá trình staking trên Consensus Layer.

Điều này đồng nghĩa với việc, tổng lượng phát hành ETH trong một ngày sẽ giảm xuống chỉ còn tầm 1,500 – 1,600 ETH một ngày, cắt giảm gần 90% lượng ETH được phát hành hàng ngày.

ETH PoS là một tài sản giảm phát khi so sánh nguồn cung với Bitcoin

Tổng cung ETH mới giờ đây sẽ được tính theo công thức:

ETH phát hành trên PoS chain – tổng số ETH base fee được burn

Tiềm năng Staking APR tăng mạnh

Ở thời điểm hiện tại, trước sự kiện The Merge, thu nhập của ETH Staker đến chủ yếu từ block reward trên Consensus Layer, với tỉ lệ APR phụ thuộc vào số lượng ETH đang được stake.

Số lượng ETH được staking càng lớn thì APR cơ bản sẽ giảm xuống càng sâu. Hiện nay, với tầm 12M ETH được staked thì APR của ETH staker đạt tầm 4.5%.

Sau khi The Merge hoàn tất, thu nhập của các ETH staker sẽ bao gồm:

  • APR cơ bản từ block reward.
  • APR từ Tip fee (Priority fee) – phí ưu tiên giao dịch.

Nếu Tip fees tăng mạnh thì APR tổng thể của các ETH Staker cũng sẽ tăng mạnh. Con số này lại phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:

  • Số lượng ETH Staked.
  • Gas fee trên Ethereum network.
  • Tỷ lệ Base burn / Total fee.

Theo lẽ đó, nếu thị trường trên Ethereum Network lại đón nhận những đợt hoạt động mua bán nhộn nhịp như những cuộc săn sale NFT Otherside gần đây, ắt hẳn việc APR của các ETH Staker tăng lên đến tận 2 con số là một lẽ thường tình.

Năng lượng vận hành Ethereum giảm 99.95%

The như nghiên cứu từ Ethereum Foundation, sau The Merge, mức tiêu thụ điện năng vận hành Ethereum network sẽ giảm 99.95%, tương đương một mức cắt giảm 2000 lần so với khi vận hành đồng thuận PoW.

Với việc toàn bộ mạng lưới của Ethereum sẽ dần trở nên thân thiện với môi trường khi loại bỏ gần như hoàn toàn khả năng tiêu hao năng lượng, bài nghiên cứu cũng đưa ra một so sánh thú vị về mức tiêu thụ điện năng của ETH PoS và ETH PoW.

Biểu đồ so sánh mức tiêu thụ điện năng của ETH dưới 2 cơ chế đồng thuận PoW và PoS

Biểu đồ so sánh mức tiêu thụ điện năng của ETH dưới 2 cơ chế đồng thuận PoW và PoS

Một điểm sáng đáng lưu ý khác xuất phát từ việc, Ethereum có thể loại bỏ hoàn toàn khả năng tiêu thụ năng lượng sau The Merge chính là ở việc thị trường không còn phải hứng chịu các áp lực bán từ miner.

So với trước đây khi việc khai thác ETH vô cùng là tốn kém bởi phải chi trả không ít cho phần cứng lẫn tiền điện – yếu tố cốt lõi tạo nên một bàn đạp áp lực bán từ các Miner ra thị trường nhằm chi trả các khoản chi phí nói trên.

Thì giờ đây với việc Ethereum sử dụng đồng thuận PoS, họ chỉ buộc phải stake ETH mà ko cần phải chi trả thêm bất kỳ chi phí liên quan, xóa bỏ hoàn bàn đạp áp lực bán lên thị trường.

Tóm tắt một vài ý chính đúc kết từ bài viết:

  • The Merge là nâng cấp quan trọng giúp đưa cơ chế đồng thuận PoS vào Ethereum Mainnet.
  • Sự kiện này là một bước đệm quan trọng cho Ethereum PoS và chuỗi phân đoạn (Network of shard).
  • Nguồn cung ETH tiếp tục trở nên khan hiếm và giảm phát.
  • Tiềm năng lợi nhuận APR tăng vọt cho ETH staker.
  • Khả năng tiêu thụ năng lượng của Ethereum giảm 99.95%.

Vậy chúng ta cần làm gì?

Thực tế thì đứng dưới góc độ là một users hay holder ETH hoặc token ERC-20, về mặt lý thuyết thì chúng ta không cần nhất thiết phải làm gì hết đối với tài sản nắm giữ hoặc ví lưu trữ. Bởi vì trong quá trình Ethereum Merge, toàn bộ lịch sử của Ethereum kể từ khi hình thành cho tới thời điểm hiện tại đều sẽ được giữ nguyên và không có gì thay đổi sau khi chính thức chuyển sang cơ chế đồng thuận PoS. Chính vì vậy mọi tài sản của người dùng sẽ được giữ nguyên và có thể truy cập được sau khi The Merge kết thúc

Tuy nhiên, khi The Merge ngày càng đến gần thì việc lừa đảo cũng dần xuất hiện nhiều hơn, anh em vẫn nên cẩn thận đối với một số chiêu trò scam có thể xuất hiện trong thời gian tới, tuyệt đối không approve các contract lạ như “ETH 2.0” hay gửi ETH đi bất cứ đâu để đảm bảo an toàn tuyệt đối

the-merge-la-gi-y-nghia-cua-the-merge-doi-voi-crypto-o-thoi-diem-hien-tai

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin cơ bản về The Merge mà theo mình nghĩ là mọi người đều nên biết và nắm rõ vì đây là một trong những sự kiện quan trọng và được mong đợi nhất trong khoảng thời gian cuối 2022 này. Có thể nói, phần nào số phận thị trường Crypto trong ngắn hạn phụ thuộc khá rõ ràng vào sự thành bại của The Merge, nếu thành công chúng ta có thể sẽ thấy mùa đông lần này trôi qua nhanh hơn một chút và có thể thị trường sẽ bước vào giai đoạn tích lũy tạo đáy chuẩn bị cho chu kỳ mới. Còn nếu không, với tình hình kinh tế vĩ mô vẫn chưa cho thấy nhiều dấu hiệu khả quan trở lại, rất có thể chúng ta sẽ phải chứng kiến nhiều viễn cảnh còn tệ hơn nữa.

Chúc anh em thành công

Bạn chưa đăng kí sàn giao dịch, hãy đăng kí ngay các sàn giao dịch hàng đầu thế giới để mua các Coin  tiềm năng nhé. Một số sàn giao dịch Crypto hàng đầu hiện nay mà bất kì Nhà đầu tư nào cũng nên sở hữu:

Chúc anh em có những thương vụ đầu tư thành công.

Hệ thống kênh TCAZ TEAM

Tham gia trao đổi và nhận giá trị hoàn toàn miễn phí từ TCAZ

Fanpage  | CHANNEL | CHAT | TWITTER | TÀI LIỆU

 

Comments (No)

Leave a Reply