TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÍCH KỸ THUẬT LÀ GÌ?

Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis – TA) là một trong ba trường phái phân tích kinh điển trong các thị trường tài chính như thị trường Chứng khoán, Forex, Future, … Bài học này bạn sẽ được biết rõ hơn về khái niệm, triết lý của Phân tích kỹ thuật là gì và tại sao Phân tích kỹ thuật lại hiệu quả trong thị trường Chứng khoán, Forex…

 

1. Phân tích kỹ thuật là gì?

Khái niệm:

Phân tích kỹ thuật là việc phân tích dữ liệu giá trong quá khứ và hiện tại để dự báo chuyển động giá trong tương lai.

Phân tích kỹ thuật có tiếng anh là Technical Analysis (viết tắt TA).

Phân tích kỹ thuật là trường phái phân tích thị trường được đông đảo các trader sử dụng nhất hiện nay, đặc biệt đối với thị trường Forex.

Nhưng bạn có biết rằng, cộng đồng trading đã không chấp nhận phân tích kỹ thuật như một công cụ hữu hiệu để kiếm tiền cho đến những năm cuối 1970.

Vậy cơ sở của Phân tích kỹ thuật là gì? Các dữ liệu quá khứ được sử dụng như thế nào để dự đoán chuyển động giá trong tường lai?

Hãy tiếp tục tìm hiểu …

2. Triết lý của phân tích kỹ thuật

Trường phái phân tích kỹ thuật có 2 quan điểm lớn, đó là:

#1: GIÁ PHẢN ÁNH TẤT CẢ!

Những nhà phân tích kỹ thuật cho rằng: “Nếu giá phản ánh tất cả các thông tin từ kinh tế, chính trị, xã hội … thì chẳng phải phân tích hành động của giá là tất cả những gì chúng ta thực sự cần để giao dịch?”

Đây vừa là một câu hỏi nhưng đồng thời là câu nói nêu lên quan điểm rõ ràng của các nhà phân tích kỹ thuật: GIÁ PHẢN ẢNH TẤT CẢ!

Nếu bạn không phản đối. Ok.

Bây giờ lại phải giải quyết vấn đề “làm sao chỉ nhìn biểu đồ giá mà có thể dự đoán được chuyển động giá trong tương lai?”

Quan điểm thứ 2 của trường phái phân tích kỹ thuật sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

#2: LỊCH SỬ CÓ XU HƯỚNG LẶP LẠI!

Lịch sử có xu hướng lặp lại nhưng là lịch sử CỦA CÁI GÌ?

Câu trả lời là… TẤT CẢ.

Bạn không nhìn nhầm đâu.

Theo quan điểm của các nhà phân tích kỹ thuật: “Mọi thứ lặp lại từ các vùng hỗ trợ kháng cự, mô hình giá, các mô hình nến đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng, mô hình Harmonic, các ngưỡng điều chỉnh hoặc mở rộng Fibonacci, các hình thái Sóng Elliott, chu kỳ thời gian của các nhịp tăng giảm … Nói chung là TẤT CẢ!

Ví dụ nếu tại 1 vùng trong quá khứ, khi giá giảm đến vùng đó thì giá thường sẽ tăng trở lại một cách mạnh mẽ. Khi đó các nhà giao dịch sẽ để mắt đến và thường xuyên giao dịch quanh các vùng giá này (vùng giá này được gọi là vùng hỗ trợ).

Một ví dụ khác, các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật sẽ tìm kiếm các mô hình giá tương tự nhau được lặp đi lặp lại trong quá khứ với những thống kê đáng tin cậy. Rồi họ sẽ chờ đợi các mô hình đó hình thành trong tương lai để thực hiện các ý tưởng giao dịch.

Những dữ liệu về xu hướng và các mô hình giá trong quá khứ có thể giúp bạn tìm thấy một số cơ hội giao dịch tuyệt vời.

Công cụ quan trọng để các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng chính là biểu đồ vì chúng là cách trực quan nhất để theo dõi và phân tích giá trong quá khứ.

3. Phân tích kỹ thuật có tính chủ quan rất cao

Phân tích kỹ thuật có tính chủ quan rất cao, có nghĩa là cùng sử dụng một công cụ nhưng những trader khác nhau lại có những nhận định khác nhau.

Nhiều trader cùng quan sát một cặp tiền tệ và chờ đợi các mô hình giá xuất hiện để thực hiện giao dịch.

Điều này không có nghĩa họ sẽ cùng đưa ra một ý tưởng giao dịch khi mô hình hình giá đó xuất hiện.

Tại sao lại vậy?

Sự khác nhau trong ý tưởng giao dịch đến từ kiến thức về mô hình giá khác nhau, kinh nghiệm áp dụng mô hình giá trực tiếp trên thị trường cũng khác nhau, có người sẽ xác định đúng mô hình giá và thực hiện giao dịch còn người khác thì nhầm lẫn giữa các mô hình giá.

Ngay cả khi cùng có ý tưởng giao dịch thì “phong cách” giao dịch mỗi người lại khác nhau: có người vào lệnh không đặt chốt lỗ (Stop loss), có người vào lệnh giá mới chạy một chút đã chốt non, … Từ đó dẫn đến kết quả giao dịch hoàn toàn khác nhau giữa những nhà phân tích kỹ thuật.

Vì thế cho dù sở hữu một công thức giao dịch “thần thánh” thì hiệu quả sử dụng cũng hoàn toàn phụ thuộc vào “trình độ” của người sử dụng mà thôi.

Trên đây là khái quát về trường phái phân tích kỹ thuật. Bạn sẽ được học đầy đủ các công cụ của phân tích kỹ thuật trong Level 2 và Level 3.

Gợi ý cho bạn:

Các sàn giao dịch Forex uy tín bạn có thể đăng kí

– Hướng dẫn đăng kí: Sàn giao dịch XM
– Hướng dẫn đăng kí: Sàn giao dịch Exness
  • Tham gia cộng đồng chia sẻ kiến thức về đầu tư tài chính của chúng tôi tại đây: Tham gia ngay

Chúc các bạn thành công !

Comments (No)

Leave a Reply